Hy Lự đứng dưới Triệu Ôn, nghe thấy ông ấy tiến cử mình, tuy
biết rõ sẽ không thể như mong muốn nhưng cũng thấy mát mặt. Nào
hay còn chưa dứt câu, Thiếu phủ Khổng Dung ngồi đối diện đã phản
đối ngay:
— Triệu công nói sai rồi, thống lĩnh một quận, lo văn sửa võ
chẳng phải là sở trường của Hy Hồng Dự vậy. - Ông ta đúng là giỏi làm
xấu mặt người khác, phản bác như vậy ngay trước mặt người ta, chẳng
những đắc tội với Hy Lự mà còn khiến Triệu Ôn không có đường lui.
Văn võ triều thần đều biết Hy Lự vốn thân cận với Tào Tháo,
Khổng Dung không nể nang gì như thế, nào ai còn bàn được gì nữa.
Đúng lúc ấy, thiên tử đã cất lời, vẻ bình thản:
— Thống lĩnh một quận không phải là sở trường của Hồng Dự,
vậy Hồng Dự có sở trường gì chứ? - Trong giọng nói mang chút khẩu
khí chế giễu khiêu khích.
Khổng Dung đáp:
— Theo thần, Hy Hồng Dự chỉ hợp với đạo thường, chưa xứng
với quyền chức. - Câu “hợp với đạo thường” chính là ý nói Hy Lự cùng
hòa đồng theo trào lưu thói thường, ngoài việc bám vào Tào Tháo ra thì
không có tài cán thực sự nào cả.
Hy Lự vốn cũng là môn sinh xuất sắc của Trịnh Huyền, miệng
lưỡi không kém gì Khổng Dung, há có thể để cho ông ta châm chọc
mình như vậy? Hy Lự lập tức giơ cao cây hốt đốp chát lại:
— Thần hạ tài lực không đủ, chỉ hợp với đạo thường, chưa xứng
với quyền chức. Nhưng Khổng Văn Cử xưa từng nhận chức Bắc Hải
tướng, mà để chính sự tan tác, dân tình ly tán, thua binh mất thành, vậy
xứng với quyền chức chỗ nào?
Triều thần nhà Hán rất chú trọng lễ nghi, dù có muốn nói Khổng
Dung thế nào cũng nên kiêng nể. Hy Lự châm chọc như vậy cũng là
quá đáng, những người trên điện không ai không thấy ngượng ngùng.
Duy có Tào Tháo trong lòng thích thú, từ lâu ông đã không hài lòng với
Khổng Dung rồi, Hy Lự nhiếc móc như vậy coi như cũng khiến Tào