thể sánh cùng với Hà Đồ, Lạc Thư mà nói được?
— Cũng không hẳn vậy. - Màn đêm đen đặc tiếp thêm cho Đổng
Chiêu không ít can đảm, bởi không phải nhìn sắc diện Tào Tháo mà nói
chuyện, - Tuy có Vương Mãng sùng tín sấm vĩ, ngụy tạo điềm lành,
nhưng không thể vì lý do một người mà bỏ cả một nền học thuật. Đức
Quang Vũ Đế triều ta là một bậc minh chủ trung hưng, cũng rất tin
chuyện này. Ngài khởi binh ở Nam Dương là dựa vào câu “Lưu thị
phục hưng; Lý thị phụ tá”, đến khi dựng cờ xưng đế, lại dựa vào điềm
lành của xích phục
, tế cáo thiên địa, đều viện những lời sấm ngữ ra.
Quang Vũ Đế dùng Tôn Hàm làm Đại Tư mã, Vương Lương làm Đại
Tư không, cũng là bởi lời sấm văn mà chọn. Vân Đài nhị thập bát
tướng, ứng với các vì tinh tú trên trời. Chỉ vì đêm đọc Hà Đồ hội xương
phù mà phong thiện
ở Thái Sơn. Lại cho dựng Linh Đài, Tích Ưng,
Minh Đường
công bố đồ sấm ra thiên hạ. Nếu cứ như minh công
nói, lẽ nào những việc làm ấy của đức Quang Vũ cũng đều là sai hết ư?
- Đổng Chiêu lấy “kinh nghiệm thành công” của hoàng đế khai quốc ra
thì Tào Tháo phản bác làm sao đây?
Tào Tháo chỉ hừ một tiếng, tuy không nói nhưng trong lòng lại có
vô vàn cảm khái: “Nếu một năm trước mà hỏi ta câu này, ta sẽ nói
thẳng rằng Quang Vũ Đế mê tín sấm vĩ là sai, nhưng bây giờ thì ta
không thấy thế nữa. Một người nếu từ dân thường tay trắng mà có thể
bước lên ngôi vị đế vương, đó quả là một việc vô cùng vượt bậc! Nếu
không nhờ thiên mệnh trợ giúp, sao có thể sai khiến người đời? Thiên
mệnh suy cho cùng cũng là ý của con người mà thôi...”
— “Đại Hán giả, đương đồ cao.” - Đổng Chiêu hồi lâu không thấy
Tào Tháo nói gì, lại từ tốn giải thích, - Tại hạ từng nghe các vị thái sử
bàn riêng với nhau, kỳ thực “đương đồ cao” chính là nói đến ngụy
khuyết
. Cái ở hai bên đường lớn, mà lại cao hơn đường tất nhiên là
thứ này, mà “ngụy khuyết” còn có nghĩa là triều đường. Hiện giờ dưới
chân minh công chính là đất Ngụy Quận, Nghiệp Thành chính là đất