gì bằng biên chép sách vở. Sách vở được ghi chép, sẽ rõ được những
chỗ hiềm nghi, tỏ được điều sai đúng, thưởng phạt nên thế nào, xem
trong đó đều biết cả, những kẻ hậu nhân ngày sau sẽ có chỗ để soi xét
mãi mãi. Cho nên Giao Tây tướng Đổng Trọng Thư khi già yếu về trí
sĩ, mỗi khi triều đình bàn bạc chính sự, đều mấy bận sai Đình úy
Trương Thang đích thân tới nơi nhà cỏ, hỏi điều được mất. Vì vậy ngài
mới soạn sách Xuân Thu Quyết Ngục gồm hai trăm ba mươi hai việc,
để khi cần thì đối đáp, đều nói rõ ràng. Nghịch thần Đổng Trác, làm
điên đảo vương thất, điển tịch hiến chương đều bị thiêu hủy, không còn
lại chút nào, từ khi có trời đất đến nay, chưa có gì tàn khốc hơn thế.
Nay đại giá đi sang phía đông, tuần thị đất Hứa Đô, bước ra khỏi chỗ
nguy hiểm, có mệnh duy tân...
Đây là bản chép lại một cuốn biểu tấu đây! Tào Tháo bỗng nhiên
nhớ lại, chín năm trước, khi dời xa giá tới Hứa Đô, Ứng Thiệu từng
dâng tấu lên triều đình, cùng một bộ Hán Nghi. Bản thân ông vì việc
quân bận rộn nên chưa từng được đọc, nhưng theo như Tuân Úc nói,
sách ấy đã ghi chép kỹ lưỡng các lễ nghi, chế độ của triều đình.
Tào Tháo bỏ cuốn biểu tấu xuống, tiếp tục tìm kiếm trong hòm,
quả nhiên tìm thấy một cuốn trong số đó, mở ra xem, thấy tràng giang
đại hải những điều ghi chép, chú giải tỉ mỉ nhiều vấn đề từ chức quan,
bổng lộc cho đến thuộc viên, chức trách. Tào Tháo chợt nhớ năm xưa
khi ở Duyện Châu, Ứng Thiệu từng nói muốn soạn một bộ sách để đính
chính lại lễ nghi, đợi khi xây dựng lại triều đình sẽ dùng đến. Hiện nay
lễ nghi trong triều đình do Tuân Úc xây dựng, tất nhiên là học tập được
không ít từ bộ sách này. Sách Quản Tử nói: “Lễ nghĩa liêm sỉ, quốc chi
tứ duy, tứ duy bất trương, quốc nãi diệt vong.”
rõ lễ nghi, Hứa Đô mới có thể vời được nhiều người ra giúp sức như
vậy. Bao mối cảm khái chợt ùa vào lòng Tào Tháo: Ứng Thiệu tuy chạy
theo Viên Thiệu, nhưng lại lập được công lớn cho triều đình Hứa Đô,
bản thân ông đến nay mới ngộ ra được.
Hứa Chử vẫn đang đợi nửa câu sau của Tào Tháo, hồi lâu sau
không thấy ông nói gì, bèn hỏi lại: