Quân Tào chịu đủ muôn vàn gian khó cuối cùng cũng đã đến được
địa giới Hồ Quan, tuy không còn vách treo dốc đứng, nhưng hẻm núi
vừa vắng lặng vừa lạnh lẽo đến ghê người. Đường đi gập ghềnh khúc
khuỷu, trước sau không thấy dấu chân người, hẻm núi giá lạnh, tuyết
đọng không tan. Những cọc tiêu của bọn Nhạc Tiến, Lý Điển đi trước
đánh dấu đã bị tuyết che lấp hoàn toàn, không sao tìm thấy được, đoàn
quân chỉ còn cách vừa gạt tuyết vừa đi, thậm chí những chỗ chưa có
đường còn phải khai mở lấy lối. Chẳng những thế, nơi đây còn là đầu
nguồn của con sông Lộ Hà, sông suối chằng chịt, thác nước rất nhiều,
thường xuyên phải bắc cầu tạm mới đi qua được. Tào Tháo cắn răng
chịu đựng, một dạ kiên trì, cuối cùng cũng đã đi qua được, khi đại quân
hội hợp được với cánh quân của Nhạc Tiến, Lý Điển thì đã là tháng
Giêng năm Kiến An thứ mười một.
Thắng bại trong cuộc chiến cuối cùng này vẫn còn có cơ tranh
đoạt, nhưng cuộc chiến với đất trời chưa đến hồi kết thì chưa dám nói
bừa kết quả, vượt qua được quãng đường trên một cách thành công, ba
quân tướng sĩ còn mừng hơn cả thắng trận, cứ như từ cõi chết trở về.
Tào Tháo cho đóng quân ở ngoài thành Hồ Quan, lại đặt đại trướng
trung quân trên sườn núi Bách Cốc
chiến cuộc. Không đích thân đến tận nơi thì không thể hiểu được rằng,
sở dĩ Cao Cán dám tạo phản chính là ỷ vào kẽm núi hùng quan này.
Cảnh hiểm trở thiên tạo này chỉ dựa vào nhân lực thì không thể đoạt
được. Nhạc Tiến, Lý Điển được phái đến trước, tuy đã kiềm chế được
quân địch nhưng việc công thành thì vô kế khả thi.
Dù Tào Tháo đích thân đến đây cũng không nghĩ ra được cách gì
hay, chỉ có cách duy nhất là vây khốn, đợi quân địch cạn kiệt lương
thảo, mở cửa đầu hàng...
Tuy đã bước vào mùa xuân, nhưng ông trời vẫn không có dấu hiệu
ấm áp lên, đặc biệt đến đêm, gió bắc thổi ù ù không ngớt, âm thanh ấy
vang vọng giữa thung lũng tựa như tiếng ma quỷ khóc than. Trong
trướng trung quân tuy đã đốt nhiều chậu than nhưng chẳng ấm lên được
chút nào, gió từ góc trướng thổi vào khiến người ta phải ong đầu buốt