TẬP ÁN CÁI ĐÌNH VÀ DAO CẦU THUYỀN TÁN - Trang 22

- Tiếng rằng nó là đồ mã, nhưng cũng là vật sự thần, vì vậy, từ xưa đến

nay, không bao giờ làng dám mua bán bằng cách cẩu thả. Hàng năm cứ đến
hai nhăm tháng ba, cụ trưởng lễ và bốn ông hương trưởng làng tôi phải sửa
trầu rượu ra đình làm lễ, xin đi thửa bệt. Luôn trong bữa ấy, cả năm ông đó
lại đem một trăm quả cau đến nhà một người thợ ở làng bên cạnh, bảo họ
làm lốt. Người thợ mã nhận số cau ấy, liền phải đặt lên bàn thờ cúng tổ sư,
rồi mới nhận lời các cụ làng tôi. Trong lúc đan hom, dán giấy, người thợ mã
phải tắm rửa sạch sẽ, ăn chay, không được gần vợ, gần con. Nếu không thế,
tất nhiên bị Người quở phạt. Năm xưa, có người thợ mã đương làm công
việc nhà thánh, thình lình thấy trời đổ mưa, cả nhà đi vắng, anh ta phải
chạy ra sân cất cái xống (2) nâu cho vợ. Đáng lẽ, hắn dùng nước gừng tẩy
uế cái tay thì không sao cả. Nhưng anh ta vội quá, cứ để bàn tay uế tạp lại
vào cắt giấy. Tức thì Người cho một trận đau bụng lăn giường trên xuống
giường dưới, tưởng như sắp chết đến nơi. May sao người vợ vừa về. Chị ta
vội vàng sắm sửa trầu rượu, thiết lập bàn thờ giữa sân, kêu khấn với Người,
bấy giờ anh ta mới khỏi. Các ông coi đó, việc quỷ thần có phải chuyện
chơi?

-----

(2) Xống: Cái váy.

Nghe nói ông cọp luôn luôn ăn trầu uống rượu, chúng tôi đã suýt phì

cười, phải cố nhịn mãi mới giữ được vẻ mặt tự nhiên. Chờ cho ông thủ từ
dứt mạch, tôi lại hỏi tiếp:

- Thần tích làng ta ra sao? Ông có thể nói cho chúng tôi biết chăng?

Ông thủ từ lắc đầu một cách quả quyết:

- Cái đó không sao được! Bởi vì sự tích của Người vẫn cất ở trong

hòm sắc, cả làng tôi không ai được coi, chính tôi cũng không được biết ra

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.