TẬP ÁN CÁI ĐÌNH VÀ DAO CẦU THUYỀN TÁN - Trang 46

-----

(1) Chấp sự: Giúp việc.

Không biết như thế có thể gọi là "Đào viên kết nghĩa" được không chứ

đồng bào huynh đệ thì rất không phải. Bởi vì đôi anh em ấy, chẳng những
không do một cha một mẹ đẻ sinh, mà còn không ở chung một gia đình
nữa.

Với làng này, con lợn thờ cũng là một đấng thiêng liêng và tôn quý

như đồng bào nó ở các làng khác.

Theo lệ, hàng năm trong làng phải có hai người đương cai, mỗi người

nộp cho làng một con ỷ để cúng thần.

Điều luật ấy, người ta thi hành bằng cách bắt buộc.

Người nào đến tuổi, nhất định phải theo, không thể chối, cũng không

thể bỏ. Hễ ai vô phúc mà bỏ, ấy là mang tiếng thiếu đóng, thiếu góp với
làng, sống cũng như chết, nếu họ còn ở trong làng. Bởi thế những kẻ nghèo
nàn đến lượt đương cai mà không có người giúp đỡ, có khi phải bán nhà
bán đất, bán con bán cái để nuôi lợn cho làng. Chẳng thà mất cả con cái,
nhà đất mà có con lợn nộp làng còn hơn thiếu lợn của làng mà còn nhà đất,
con cái.

Sở dĩ tốn kém như vậy, là vì tục làng đã định, con lợn của mỗi người

đương cai ít nhất cũng phải hai tạ, nhiều nữa thì càng hay. Cho được có một
"ông ỷ" hùng vĩ như vậy, tất nhiên phải nuôi nó từ hai năm trở ra. Trong hai
năm trời, hàng ngày phải cứ cung đốn bằng những chuối tiêu, bột nếp hay
là của ngon vật lạ trong các mùa, cũng đã hao tiền lắm rồi, huống chi từ lúc
mua con lợn giống, đến khi rước một "ông ỷ" ra thờ, còn có nhiều lệ ngạch
khác. Làng đi chọn ỷ, làng vào thăm ỷ... tuần nào tiết ấy gia chủ phải có
cơm rượu thết làng. Và những lúc trở trời trái gió, "ông ỷ" ăn không ngon
miệng, gia chủ lại phải sửa lễ ra đình kêu đức "thượng đẳng" vuốt ve cho

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.