TẬP ÁN CÁI ĐÌNH VÀ DAO CẦU THUYỀN TÁN - Trang 51

Ngoài chỗ chuôm bầu giáp nhau với đình, tất nhiên phải có một nếp

cửa võng. Ở nhiều làng, cái cửa võng ấy đã phải chạm đến chín từng rồng
phượng cho đúng với chữ "cửu trùng". Qua nếp cửa võng, còn cách một lần
cửa nữa mới đến chuôm bầu. Lần cửa trong này, quanh năm đều đóng im
ỉm. Cho đến những lúc tế lễ, cánh cửa tuy có hé ra giây lát để cho người có
việc ra vào, nhưng ở bên ngoài vẫn phải buông mành sùm sụp. Trừ ông thủ
từ là người đối với thành hoàng vẫn kiêm ba chức: quan hoạn, lính thị vệ và
ngự tiền văn phòng bí thư (2), không ai được qua lại cửa đó. Ngoài lớp cửa
ấy thì thôi, trong "bầu" không có cái cửa nào khác, dù là một cái cửa sổ để
lấy ánh sáng.

Vậy mà riêng cái chuôm bầu của làng T.D. thì ở đằng sau lại có lỗ

thủng vừa lọt người chui. Nó không tròn, không vuông, không bồ dục,
không miếng huỳnh (3], chẳng ra cái hình gì cả. Nếu nó là chỗ tường lở, thì
chỉ xây vào năm sáu viên gạch là kín, chứ không khó nhọc chút nào. Đằng
này người ta không xây và ở trong lỗ, lại có bưng một lớp ván coi bộ cực
kỳ kiên cố. Hơn nữa miệng lỗ lại có những vết chân người và có trát vôi
nhẵn nhụi, coi rõ là chỗ làm sẵn từ lúc dựng đình, không phải là có ai đào
khoét.

"Cái lỗ này là cái quan hệ chắc có lịch sử sao đó, không phải là một

chuyện thường". Tôi nghĩ thế. Cách một tuần sau, tôi mới hiểu được nhiệm
vụ của quái vật ấy.

Bữa ấy nhằm ngày 14 tháng tám, chính là ngày thánh hóa của đức

thượng đẳng làng T.D. Trời đã chiều.

Dân làng sắp sửa mũ áo tế thần.

Quang cảnh cuộc tế của làng này không khác gì các làng khác. Lạ một

điều là, người ta cố ý kéo dài chuyện "hưng bái" (4) ấy từ chiều cho đến tối
sẩm và lúc tế cái bài vị lại để ở hương án ngoài.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.