Vũ dần dần yêu mến thầy giáo và bạn bè hơn cha mẹ, anh em nó, bởi vì ở
gia đình, nó chỉ thấy sự bất công, sự ngược đãi, sự lãnh đạm, nhất là đối với
cha nó, mỗi ngày nó như một xa.
Mấy tháng trời một câu hỏi về cỗi rễ cứ luẩn quẩn trong óc nó.
Rồi đến ngày hai mươi ba tháng chạp, mẹ nó sắm sửa hành lý sắp cùng
với các em nó về nhà quê ăn tết, bỗng có một người đàn bà già ước đến ngót
sáu mươi tuổi, đến nhà nó, biếu mẹ nó hai chục quả cam. Mới đầu, thấy, mái
tóc bạc phơ của người ấy, mẹ nó ngợ, sau người ấy xưng danh ra, mẹ nó bỗng
biến sắc mặt nói:
- À, vú Áp đấy à? Thế nào, lâu nay làm ăn có khá không?
- Bẩm lạy bà lớn, từ ngày cụ cố cho chúng con về thì mỗi ngày chúng con
làm ăn một thêm sa sút. Nhiều lúc chúng con nhớ bà lớn, nhưng xa xôi, chả
làm sao đi được. Bây giờ chúng con chợt nghĩ đến tình thầy trò cũ, cố xoay
lấy món tiền hành lý mới đến hầu quan lớn và bà lớn được.
- Ừ, tôi cám ơn, ngót mười lăm năm rồi đấy nhỉ: thôi, cho xuống nhà
dưới.
Vú Áp khúm núm chắp tay lui ra, một lát bà Phủ mở cái ví tiền lấy tờ giấy
bạc một đồng, đưa cho Vũ và bảo:
- Chốc nữa mày xuống đưa đồng bạc này cho vú Áp là người ban nãy biếu
cam ấy nhé.
Nói đoạn, cuốn khăn quàng, áo cừu, bà lù lù bước lên xe.
Vũ thấy mẹ xử tệ với một người đầy tớ cũ, thì ái ngại cho vú Áp lắm. Vú
Áp hỏi thăm, thấy nói Vũ là con trai lớn của ông Phủ thì đâm nghi, mà vì oán
bà Phủ đối với mình kiệt quá, nên hỏi chuyện người nhà, vú Áp lấy làm