bình dân này chứ?
Vĩnh Hoàng cười nhẹ:
– Thời sinh viên của tôi cũng “ba chìm bảy nổi lắm”. Được gia đình chu
cấp tiền bạc dư dả tôi luôn bao bạn bè ăn uống xả láng vào những ngày đầu
tháng.
Vậy là những ngày cuối tháng, tôi không còn là “cậu ấm” nữa. Tôi theo bạn
bè đi đạp xe ba gác, đi phục vụ đám cưới, cả chuyện viết panô quảng cáo
nữa. Việc gì cũng phải làm để phục vụ bao tử không bị lép.
Ca Thơ nhìn Hoàng:
– Anh không xạo đấy chứ. Cậu ấm duy nhất của một bà tổng giám đốc
không còn con cháu thừa kế, ngoài anh. Chả lẽ bà tổng để cháu ruột mình
thiếu thốn?
Vĩnh Hoàng chậm rãi:
– Bà ngoại rất cưng chiều tôi. Tính bà rất nghiêm, bà không muốn tôi hư
hỏng. Bà nhất định không cho tôi thêm, bất cứ tôi năn nỉ thế nào, nếu
không giải trình được lý do sự chi tiêu ấy. Bà muốn tôi hiểu được giá trị
đồng tiền. Nhờ đó, thời sinh viên của tôi, bạn bè nhớ đến tôi, bởi tôi giống
như “người hai mang” vậy.
Ca Thơ cười khúc khích:
– Tưởng anh đi đạp ba gác máy cũng được à Vĩnh Hoàng so vai:
– Đói thì đầu gối phải bò. Chuyện gì làm không được, tất cả phụ thuộc vào
mình thôi. Cũng nhờ vậy tôi khám phá ra một điều. Không phải các nhà
hàng, quán ăn có bảng hiệu xịn đều nấu được món ngon, thành phố còn rất
nhiều con hẻm nhỏ, khó đi, nơi dân nghèo qui tụ lại là nơi có rất nhiều món
ăn ngon miệng, rẻ tiền. Nhờ phát hiện này, năm cuối cùng tôi ra Hà Nội bảo
vệ luận án kến trúc sư, tôi đã tiết kiệm được rất nhiều tiền.
Ca Thơ hỏi tới:
– Theo lời anh kể, anh học kiến .trúc à?
– Ừ! Từ bé tôi đã mê môn họa, thích xếp hình những ngôi nhà. Bà ngoại
không cản khi tôi thi đại học kiến trúc. Bà chỉ gợi ý:
“gia đình kinh doanh ngành may mặc, thời trang. Ngoại nghĩ cháu nên theo
ngành của ngoại, bà già rồi, tất cả chỉ còn trông cậy vào cháu”. Tôi mất ba