sóc đám quân nhân. Bố tôi hẳn cũng sống trong một chỗ tồi tàn y như thế
này khi ông ra chiến trường làm nghĩa vụ.
Kaede lôi tôi ra khỏi những suy nghĩ đó bằng cách đột ngột đẩy tôi vào
một con hẻm nhỏ tối tăm. “Nhanh chân lên,” cô ta thì thào.
“Cô biết mình đang nói chuyện với ai đấy chứ?”
Cô ta lờ tôi đi, quỳ xuống chân tường, nơi có một tấm lưới kim loại căng
ngang mặt đất, rồi dùng cánh tay không bị thương lấy ra một thiết bị màu
đen tí xíu. Cô ta nhanh nhẹn rà thiết bị đó dọc mép lưới. Một giây trôi qua.
Rồi tấm lưới nương theo hai bên bản lề nâng lên khỏi mặt đất và lặng lẽ
trượt mở, để lộ một hố đen. Tôi nhận ra nó được cố ý làm cho thành bẩn
thỉu tồi tàn, nhưng nơi này đã được sửa thành một lối đi bí mật. Kaede cúi
người nhảy xuống hố. Tôi bám theo sau. Đôi ủng của tôi đạp vào dòng
nước nông, và tấm lưới bên trên đóng lại.
Kaede tóm tay tôi lôi đi dọc đường hầm. Trong đây sực mùi ẩm mốc,
giống như đá lâu năm và mưa và kim loại gỉ sét. Nước lạnh ngắt nhỏ xuống
từ trên trần thấm vào mái tóc ướt của tôi. Chúng tôi đi được tầm một mét
rồi rẽ ngoặt sang phải, để bóng tối nuốt trọn cả hai.
“Gần như thành phố ngoài mặt trận nào cũng đều sử dụng hàng dặm
đường hầm như thế này,” Kaede thì thầm trong không gian tĩnh mịch.
“Vậy hả? Để làm gì?”
“Nghe đồn những đường hầm cũ này được người ở phía Đông nước Mỹ
dùng để trốn sang phía Tây tránh lũ. Thậm chí còn trước cả hồi chiến tranh
cơ. Vì thế các đường hầm sẽ nằm ngay dưới những hàng rào ngoài mặt trận
chắn giữa phe Cộng hòa và phe Thuộc địa.” Kaede trượt bàn tay nhưng tối
quá tôi không rõ là làm gì. “Sau khi chiến tranh nổ ra, cả hai bên bắt đầu lợi
dụng chúng để tấn công, vì thế phe Cộng hòa bèn phá hủy mọi lối vào bên
trong lãnh thổ của mình và phe Thuộc địa cũng làm tương tự với phía bên