nào khác nữa. Biết nói sao nhỉ, đó như là quãng thời gian bố lầm đường lạc
lối.”
Rất có thể tôi đã bị tổn thương về mặt tình cảm.
Tôi thầm nghĩ.
Thế nhưng, tôi cũng đã có thể sống sót.
Có lẽ đó là điều tôi đã có được từ sự kiện bị giấu kín bấy lâu đó, một sự tự
tin ở mọi lúc mọi nơi. Tôi đã đạt được nó bằng chính cơ thể mình.
Sau khi bố về, tôi ôm món đồ gốm leo lên tắc xi, đi đến căn hộ của anh.
Tôi sẽ nói với anh: “Đây là món đồ bố em tặng đấy, mình làm gì bây giờ
nhỉ?” rồi cho anh xem. Anh vốn thích những thứ đẹp đẽ nên sẽ tỏ ra vui
mừng, rồi bảo “Cưới nhau rồi hai chúng mình có thể dùng nó mãi đấy. Để
đựng mấy món kho, hay cơm trộn, đồ đẹp thế này nhất định sẽ không thể để
dành được.” Rồi trong khi hai đứa cứ trao đổi dăm ba câu ngớ ngẩn đại loại
như thế, bên tách trà nóng trong căn phòng ngập tràn ánh sáng câu chuyện
ban nãy, cả hình ảnh khuôn mặt mẹ tươi cười khi mẹ nói chưa từng có ý
nhảy xuống song, đều như dần chìm xuống. Nếu có điều gì đó khiến tôi bị
sốc, thì chỉ có thể là hình ảnh đấy thôi. Khuôn mặt tươi cười vô tư lự của
mẹ, vừa mới ngày hôm trước.
Đó là tất cả những gì tôi muốn làm.
Chẳng có ai lớn lên mà không bị tổn thương. Ai chẳng nhớ ít nhất một lần
bị cha mẹ cự tuyệt thậm chí ngay cả khi họ vẫn còn nằm trong bụng mẹ,
chưa mở được mắt, chưa thể nói. Đấy là lý do khi đã trở thành người lớn, tất
cả chúng ta đều cố kiếm tìm một ai đó để có thể làm cha mẹ ta một lần nữa,
một ai đó có thể chăm sóc chúng ra khi cần, một ai đó có thể chung sống và
cho chúng ta sự gắn bó mà chúng ta quá đỗi khát khao. Sau khi ra ngoài ăn
và quay trở về phòng, anh đi tắm. Tâm trạng uể oải, tôi đưa mắt tới chiếc xe
đẩy đặt trong nhà bếp. Mắt tôi dừng lại tại một lá thư.