bệnh mát tay nên phòng điều trị rất đông bệnh nhân, phải tuyển thêm nhân
viên.
Mỗi ngày, các bệnh nhân từ khắp nước đổ về chỗ nàng để chữa bệnh,
trong đó có rất nhiều người mắc bệnh nặng. Họ đều nghe đồn; tìm đến đây.
Mặc dù ngày càng bận rộn nhưng khả năng điều trị của nàng không vì thế
mà giảm đi. Chỉ có điều nàng ngày càng ít nói hơn. Có lần, tôi đã thử ghé
qua phòng điều trị của nàng. Đó là một căn phòng trong khu chung cư, chỉ
có độc một chiếc giường. Bệnh nhân lặng lẽ xếp thành hàng dài chờ đến lượt
vào khám. Phòng điều trị sơ sài đến nỗi nếu ai không biết có thể tưởng đây
là phòng khám chui. Thằn Lằn mặc áo choàng trắng đi lại nhẹ nhàng trong
phòng. Tôi có một cảm giác rất kỳ lạ. Thằn Lằn không dùng những lời lẽ
ngọt ngào, vồn vã để chào đón bệnh nhân. Vì thế, nếu là người bệnh nhẹ,
không cần thiết phải điều trị lắm thì lập tức sẽ không quay lại đây lần thứ
hai. Nhưng những người mắc bệnh nặng, đã từng bị những cơ sở khác trả về
rồi trôi dạt đến đây, đau đớn, cực khổ, bất an, thì lại bước ra khỏi phòng
bệnh với cặp mắt rung rưng lệ ngước nhìn nàng đầy biết ơn. Khi những bệnh
nhân vốn bị liệt ra khỏi phòng khám trên đôi chân chính họ, dựa vào Thằn
Lằn, người nhà đang đợi bên ngoài bỗng roi nước mắt vì mừng vui. Nhưng
Thằn Lằn chỉ hơi mỉm cười rồi lại tiếp tục chữa bệnh cho người tiếp theo.
“Nàng thật sự tận tâm với công việc,” tôi nghĩ. Nàng chỉ mong muốn
được chữa bệnh. Nàng có thực tài, và không quá quan tâm tới lòng biết ơn
hay sự mến mộ của người khác. Tôi cảm thấy ngực mình thắt lại, và thầm tự
hào về Thằn Lằn. Tôi tự cảm thấy có đôi chút hổ thẹn, và muốn được như
nàng.
Đêm đó, tôi về nhà và đợi Thằn Lằn trong phòng.
“Tám giờ em đến nhé.”
Nàng nói trong điện thoại.
“Anh đặt pít sa đi, loại cay ấy.”
Thằn Lằn rất thích bánh pít sa giao tận nhà. Nàng ghét ra ngoài ăn. Nàng
nói nàng không ghét con người, chỉ không muốn gặp ai nữa sau giờ làm việc