THẦN THOẠI HY LẠP - Trang 695

bản chất không sửa chữa được của con người.

Chúng ta đã từng biết đến những người anh hùng táo tợn đến mức

dám lừa cả thần Hadès, bắt sống thần Chết-Thanatos (Sisyphe), dám thử tài
toàn trí toàn năng của thần thánh (Tantale), dám xuống âm phủ bắt nàng
Perséphone, vợ của thần Hadès (Thésée, Pirithoos). Nhưng đến cuộc Chiến
tranh Troie, chúng ta thấy con người còn táo tợn hơn, dám đánh cả thần
thánh, đánh thật sự chứ không kiêng nể gì, đánh cho thần thánh bị thương
phải bỏ chạy, và không phải chỉ có một lần.

Số mệnh và thần thánh vẫn tiền định, điều khiển trong một mức độ

nào đó cuộc sống của con người. Nhưng con người lại cũng trong một mức
độ nào đó tự điều khiển, tự quyết định hành vi, hành động của mình mà
không phải trong một mức độ nào đó con người không có quyền lựa chọn.
Achille đã lựa chọn con đường tham gia cuộc Chiến tranh Troie mặc dù biết
rằng nếu tham gia, cuộc đời sẽ kết thúc ngắn ngủi. Achille tham chiến cùng
với quân Hy Lạp không phải như một công cụ thực hiện điều tiền định của
Số mệnh và thần thánh mà vì những động cơ tư tưởng của bản thân Achille,
một con người trần tục đoản mệnh. Khi không tham chiến với quân Hy Lạp,
Achille có ý nghĩ, có quan niệm của riêng mình. Khi trở lại tham chiến với
quân Hy Lạp, Achille cũng có ý nghĩ, có quan niệm của riêng mình. Số
mệnh và điều tiền định là một chuyện và con người hành động độc lập trong
một chừng mực nào đó lại là một chuyện khác. Trong cái quy định tất yếu
của Số mệnh và những điều tiền định, con người đã hành động với những
quan niệm, suy nghĩ cụ thể của mình, và đó chính là một phẩm chất mới của
chủ nghĩa anh hùng thần thoại. Con người đã cố gắng giành cho mình được
một quyền độc lập, tự do tương đối nào đó trong cái tất yếu của Số mệnh.

Thần Zeus là người quyết định trong việc trả lại thi hài Hector cho

lão vương Priam. Nhưng Achille không phải là một công cụ vô tri vô giác để
thực hiện ý định của thần. Những lời cầu xin của Priam đã khiến chàng xúc
động, đã thức tỉnh tính người, lòng nhân ái trong con người của chàng, khiến
chàng nghĩ tới người cha già thân yêu của mình và xót thương cho số phận
của cụ. Hành động ưu ái của chàng đối với lão vương Priam biểu hiện ra
trước chúng ta không phải như là kết quả của việc tuân theo mệnh lệnh của
thần Zeus mà là kết quả của sự xúc động, sự thức tỉnh tính người trong trái
tim Achille. Về nhân vật Hector, chúng ta cũng thấy những nét tương tự. Có
thể nói, trước Achille chúng ta chỉ được chứng kiến những anh hùng thần
thoại hành động, đến Achille chúng ta được chứng kiến những anh hùng thần
thoại suy nghĩ, xúc cảm và hành động. Thế giới nội tâm của người anh hùng
thần thoại đã được biểu hiện một cách khá phong phú. Bước tiến bộ này chỉ
có thể giải thích bằng sự tiến bộ của lịch sử xã hội loài người. Xã hội Hy Lạp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.