thảm đủ màu sặc sỡ mịn như bông, hàng lụa tuyệt đẹp v.v...
Đại hãn nhờ đoàn sứ giả chuyển về quốc vương của họ một đề nghị: “Ta
biết rõ quốc vương của các ngươi đang cai trị một đế quốc rộng lớn và
hùng mạnh. Ngài là hoàng đế ở Tây-phương cũng như ta là hoàng đế ở
Đông-phương, hai bên cần phải giao hảo với nhau. Ranh giới của hai đế
quốc đụng nhau ở Khâm-sát nên ta đề nghị để cho bọn thương nhân của hai
nước được qua lại tự do”. Thành-Cát-Tư-Hãn cũng gởi một sứ đoàn mang
theo nhiều tặng phẩm qua đáp lễ quốc vương: bạc thoi, ngọc quí, vải dệt
lông lạc đà, da quí... Và để làm hài lòng quốc vương ông chọn toàn là
người Hồi, người Thổ-phồn và một số thương nhân ở Tân-cương, không có
người Mông-cổ trong đó. Viên trưởng đoàn là nhà buôn Mahmoud Ieldalch.
Sứ đoàn Mông-cổ được quốc vương tiếp rước quá sức trọng thể khiến cho
cả triều đình Kharesm vốn rất kiêu hãnh đều lấy làm ngạc nhiên. Rồi tới
những câu hỏi: Quốc vương muốn biết đại hãn cai trị được nhiều dân tộc
không; có thực đã chiếm được đế quốc Kim không; và sau cùng là câu hỏi
có ẩn ý tìm hiểu coi đại hãn có mưu toan gì đối với Kharesm không. Quốc
vương lại có ý cảnh cáo viên trưởng đoàn: “Ngươi là tín đồ Hồi giáo và gốc
ở Kharesm, ngươi nên cho ta biết đúng sự thật, không nên giấu giếm điều
gì. Ngươi hẳn đã biết sức hùng mạnh và sức rộng lớn của đế quốc ta. Quân
đội của đại hãn có được như quân đội của ta không?”
Những lời nói trên rõ ràng có hàm ý đe dọa! Quốc vương có ý nhắc cho
Mahmoud Ieldalch nhớ rằng ông ta là dân Kharesm, như thế quốc vương
nghiễm nhiên là chúa của ông ta. Thế nầy thì lời đối đáp phải thật khéo léo
không thể làm cho quốc vương nổi cơn lôi đình được. Mà đã là giáo đồ thì
khi trở về tường trình với đại hãn cũng không thể tâu dối... Mahmoud nhớ
tới bầy tuấn mã nai nịt yên cương cực kỳ sang trọng của quân Hồi với bầy
chiến mã của Mông-cổ có vẻ gầy gò, xấu xí nhưng trang bị toàn những thứ
cần thiết cho trận mạc... Ông ta đáp:
- Quân đội Mông-cổ làm sao có thể sánh được quân đội của một bậc chúa