thì đó là một tội ác tày trời không có tội nào lớn hơn nữa!”.
Tuy nhiên cũng nhờ lần tiếp xúc ấy mà giáo khu của đạo Hồi - thành
Bagdad - còn giữ được nền tự trị luôn 40 năm nữa. Qua lời tường thuật của
sứ giả, người Mông-cổ cũng ngán thế lực của giáo chủ, cho nên bọn tướng
lãnh của Thành-Cát-Tư-Hãn khi chinh phục được Trung-á rồi liền xoay lên
hướng Bắc chiếm miền thảo nguyên của Nga. Cho đến khi Nga, Ba-lan,
Hung-gia-lợi đều bị đè bẹp và các nước ở Tiểu-á bị thôn tính, Hồ-Lô-Hổ,
cháu nội của Thành-Cát-Tư-Hãn, mới xua quân chiếm Bagdad (1258).
Cuộc trẩy quân tới Bagdad để lật đổ giáo chủ, ban đầu có vẻ thuận lợi. Dọc
đường Mohammed diệt được những lực lượng của đám tiểu vương còn
hùng cứ đây đó, và đi sâu vào miền Tây xứ Ba-tư. Chỉ còn phải vượt qua
một vùng núi ngăn cách đồng Mésopotamie thì bất ngờ quân Kharesm gặp
phải một mùa đông lạnh khốc liệt chưa từng thấy. Băng tuyết bao trùm hết
núi non không thể nào leo qua được mà họ lại không sẵn những phương
tiện ngự hàn. Binh sĩ không chịu nổi sức giá buốt, súc vật đều chết đói. Lúc
ấy đang ở nửa đường Hamadan - Bagdad, họ đành phải quay trở về. Việc
thối binh nầy chỉ có tính cách tạm hoãn lại cuộc chinh phạt...
Bỗng có tin từ miền đông cấp báo về: Gút-Sơ-Lúc - chúa Tây-liêu đã bị
Triết-Biệt hạ sát. Bây giờ đế quốc của Thành-Cát-Tư-Hãn đã tiếp giáp với
đế quốc của quốc vương ở biên thùy phía Bắc và phía Đông. Mohammed
liền đem hết lực lượng án ngữ dọc theo hai con sông Amou-Daria và Syr-
Daira, nghĩ rằng phòng thủ như thế sẽ giữ vững được giang sơn.
Nhưng tới đây nhà chép sử Ba-tư đã luận như sau: “Khi ngôi sao chiếu
mệnh đã mờ rồi thì đại họa sẽ tới. Có mưu sự bao nhiêu cũng chỉ gặp kết
quả ngược lại mà thôi; và dù ai có tài trí phi thường, mưu cơ xuất chúng
cũng không cứu nổi Mohammed nữa. Cơ đồ của ông sẽ tan đi như mây
khói do Định mệnh khắt khe mở ra. Trước đây nếu thần Thành công đã phi
ngựa trước mắt ông, nếu sao hạnh phúc đã chiếu tới ông, cho ông thực hiện