THÀNH CÁT TƯ HÃN - Trang 14

TÍN NGƯỠNG
Người Mông Cổ có một ý niệm rất mơ hồ về đấng Tối Cao đã sáng tạo ra
thế giới: họ gọi là Trời Xanh. Nhưng không thấy họ hình dung đấng ấy ra
sao cả, cũng không bao giờ dựng nhà thờ phượng.

Thành Cát Tư Hãn đã có lần ngạc nhiên về những cuộc hành hương ở La
Mecque, phát biểu ý kiến như sau: “Cả vũ trụ đâu cũng là nhà của Đấng
Tối Cao, tại sao phải định một chỗ riêng rồi tới đó tỏ lòng tôn kính?”

Lời nói đó thể hiện đúng tâm lý của dân du mục: đối với họ đâu cũng là
nhà, đâu cũng như nhau cả. Họ sợ hãi thần Đá, thần Cây, thần Gió Bão,
thần trên đỉnh núi cao có mây bao phủ và bọn Ma Quỷ tác quái gây ra
chứng đau bụng, gieo các thứ bệnh tật trong bầy súc vật, thần Bạch Hổ và
tất cả những đấng vô hình. Nhưng họ không thờ cúng bao giờ, chỉ tỏ ra
bằng cử chỉ kính nể, vái lạy hay cầu khẩn.

Đồng cỏ là nơi hiếm cây, hiếm đến nỗi một cây có bóng mát đã trở thành
một vật linh thiêng. Cho đến ngày nay, một người Mông Cổ Khalkha hoặc
Kirghize khi gặp một cây nào đứng trơ trọi liền xuống ngựa dở mũ lạy mấy
lạy, rồi máng lên cành một mảnh vải, một miếng da trừu hoặc một chùm
lông bờm ngựa. Vô cớ mà bẻ nhánh hay đốn một cây nào là xúc phạm đến
đấng thiêng liêng, làm cho vị thần ở cây đó và thần Thảo Mộc phẫn nộ.
Ngoài ra ngọn núi cao và chòm cây cổ thụ cũng là hai thứ linh thiêng mà
dân du mục rất kiêng sợ. Để tỏ lòng tôn kính, mỗi khi đi ngang qua những
nơi này, họ dừng lại khấn vái rồi bỏ một hòn đá lên đống đá lớn do bao
người trước đã chồng lên.

VAI TRÒ CỦA KHẢ HÃN
Trong xã hội Mông Cổ, người dân du mục nào cũng hy vọng một cơ hội
may mắn làm nổi bật giá trị mình lên để được hưởng nhiều quyền lợi và
danh dự, hơn nữa để lên địa vị Khả Hãn (Tù trưởng).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.