thử địch quân có chọc thủng được một nơi nào trong hệ thống phòng thủ,
quốc vương vẫn còn lực lượng phòng bị đang tập trung ở gần Samarkande,
một khi tung lực lượng nầy ra địch sẽ bị đẩy xuống sông Syr-Daria...
Lần nầy đạo quân của Triết Biệt tràn xuống khắp thung lũng Đại uyển, lần
lượt chiếm các đô thị và bao vây thành Kholchent, một ải địa đầu che chở
cho đế đô.
Sát Hợp Đài và Oa Khoát Đài đã xuất hiện trên thượng lưu sông Syr-Daria,
chiếm một loạt những điểm tựa và vây hãm thành Otrar.
Hai thành nói trên quả thật kiên cố, quân Mông Cổ bao vây suốt mấy tháng
trời mà vẫn chưa hạ được. Cho nên Mohammed vẫn cứ án binh chờ coi đại
quân của Thành Cát Tư Hãn đánh mặt nào. Bỗng có liên lạc từ mặt Nam,
cách kinh đô 400 c.s., chạy hỏa tốc về báo cáo: binh đoàn của Triết Biệt đã
vượt qua dãy Pamir xuống chiếm vùng thượng lưu Amou-Daria, đang cướp
phá lung tung. Tới đây quốc vương cũng chưa thấy chiến lược của quân
Mông Cổ; nghe nói làng mạc, thành thị bị cướp bóc, đốt phá cho rằng chưa
có gì trầm trọng; không ngờ đó là một mối nguy lớn lao: mất thung lũng
Amou-Daria tức là bị địch cắt miền Nam đế quốc, gồm có A phú hãn và
Khoresan. Mohammed chỉ phái một số quân phòng bị đi chống đạo quân
của Triết Biết. Lúc đạo quân nầy vừa trẩy đi thì một tin khủng khiếp báo
về: đại quân của Thành Cát Tư Hãn xuất hiện ở phía Tây đang trực chỉ tiến
về Boukhara thế như chẻ tre.
Thật khó tin! Theo báo cáo thì Thành Cát Tư Hãn hội quân ở một địa điểm
nào đó về phía Đông, bây giờ sao có thể xuất hiện ở phía Tây? Làm thế nào
họ bọc ra phía hậu đế quốc Kharesm được? Nhưng những kẻ tị nạn từ các
thành thị làng mạc bị tàn phá lũ lượt kéo về đủ xác nhận nguồn tin trên.
Thành Cát Tư Hãn dẫn 50,000 quân đánh vòng lên mặt Bắc vượt qua sông
Syr-Daria, rồi trẩy qua sa mạc Kisil-Koum rộng 600 c.s., một sa mạc nổi