THÀNH CÁT TƯ HÃN - Trang 159

hết nước sông. Qua mùa đông thì ngựa xứ Hồi đâu biết cào tuyết lên tìm
thức ăn. Vậy chỉ có mùa xuân và mùa thu họ mới trẩy quân được mà phải
lùa súc vật theo thật nhiều và mang đầy đủ hành trang. Nhưng ở Irak
Adchemi không thấy một đạo quân nào có đủ điều kiện như thế…

Báo cáo của Tốc-Bất-Đài đã giúp cho đại hãn quyết định một chiến lược
mới. Như vậy thì hai mặt Đông và Tây của đế quốc Kharesm không thể trợ
giúp nhau được, và Tốc-Bất-Đài cũng không thấy có triệu chứng đóng binh
ở phía Tây, điều đó cho biết Djélal đang ở đâu đó về phía Đông; nếu có
khởi loạn thì chỉ có thể ở A-phú-hãn và Khoressan. Những xứ này dù có
quân lực hùng hậu thế nào đi nữa cũng không đáng ngại vì họ còn ở trong
tầm 1.000 c.s, mà với quân Mông-cổ 1.000 c.s chẳng là bao, có thể kịp thời
đối phó và tiếp viện cho nhau.

Như thế con số 100.000 quân dưới tay đại hãn và 30.000 dưới quyền Tốc-
Bất-Đài, Triết-Biệt không phải là con số quá ít...

Hậu quả của quyết định trên là dân Nga phải mang cái ách thống trị nặng
nề hàng mấy thế kỷ, Đông-Nam Âu-châu bị tàn phá khủng khiếp và khắp
Tây phương đều sống trong nỗi lo âu hãi hùng.

Suốt mùa đông Tốc-Bất-Đài án binh ở miền Tây để dòm dỏ chung quanh
và thỉnh thoảng mở một cuộc hành binh thám thính ở Azerbeidjan,
Kirdistan, Géorgie.

Bên kia biển Caspienne là những dẫy núi cao chọc trời, vượt qua bức tường
đá ấy thì tới xứ của giống người “tóc vàng mắt xanh”. Những xứ này lại
tiếp giáp với hãn địa của Truật-Xích cho nên cần phải biết rõ họ. Đại hãn
cho Tốc-Bất-Đài vượt qua dẫy núi cao để tìm hiểu coi dân tộc bên kia là
dân tộc nào, quân đội của họ ra sao… Thời hạn hoàn thành công tác đó là
ba năm, xong rồi trở về Mông-cổ bằng con đường phía Bắc biển Caspienne.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.