hàng thống trị tất cả các dân tộc khác. Ông nói:
"Dân Mông Cổ là một khối thủy tinh quí giá không biết sờn lòng trước
những nỗi gian nan thống khổ, đã can đảm theo ta để chia sớt niềm vui nỗi
buồn, quả là một dân tộc vĩ đại nhất trong các dân tộc trên hoàn vũ nầy.
Trong suốt thời kỳ gian lao và cho tới khi ta đạt được chí lớn, các ngươi đã
chứng minh lòng trung kiên đối với ta cho nên từ nay ta muốn ai cũng phải
gọi dân ta là dân Mông Cổ Xanh (có nghĩa: con của Trời Xanh).
Quốc hiệu nầy gợi lên một ý niệm vĩ đại, tuyệt đẹp, gây một thứ cảm tình
mới trong lòng dân du mục: lòng kiêu hãnh dân tộc. Người Mông Cổ
không còn là kẻ nô lệ nữa, ai cũng là chiến binh. Tất cả những giống dân
"sống trong lều da" dù là dân bộ lạc nào cũng cảm thấy cái vinh dự được
làm thần dân của Thành Cát Tư Hãn, được gọi là Mông Cổ Xanh. Ba tiếng
ấy có sức lôi cuốn như một trận cuồng phong thổi qua 100 kinh tuyến, mở
rộng biên thùy thật xa "đến chỗ nào mà vó ngựa Mông Cổ có thể tới".
Bốn mươi năm sau, Jean De Plano Carpini, một tu sĩ dòng Đa minh
(Franciscain) được đức giáo hoàng Innocent IV phái tới triều đình Mông
Cổ (bấy giờ là cháu nội T.C.T.H.) thuật lại cảnh tượng như sau: "Họ (Mông
Cổ) khinh miệt tất cả những dân tộc khác dù trình độ như thế (nào?).
Chúng tôi đã thấy tận mắt trường hợp của những ông hoàng Nga, những
vương tử Géorgie, những vị chúa xứ Thổ Nhĩ Kỳ cùng nhiều bậc đại nhân
khác tại triều của đại hãn. Những bậc vương giả kể trên chẳng có chút giá
trị gì dưới con mắt người Mông Cổ. Đến lúc ngồi, họ phải ngồi phía sau
lưng những người Mông Cổ địa vị thấp kém hơn nhiều.."
Cơ đồ của Thành Cát Tư Hãn bây giờ trải rộng trên 1500 c.s. từ Đông qua
Tây - từ núi Altai đến núi Khingan - và trên 1000 c.s. từ Bắc xuống Nam -
từ hồ Baikal xuống sa mạc Gobi - 31 giống dân gồm 2 triệu người răm rắp
tuân mạng lịnh của ông.
Nhưng triều đình Mông Cổ lúc bấy giờ chưa biết những kiểu cách, những