nghị hòa và rút quân ra khỏi đất nước”.
Nghe qua chúa Tây-hạ bừng bừng nổi giận, muốn bác bỏ đề nghị hỗn của
dân du mục vì có bao giờ chúa tể một đế quốc rộng lớn lại chịu làm phiên
thần của một tù trưởng man rợ? Bọn tướng lãnh phải nhắc cho nhà vua nhớ
là chính hoàng đế Trung-quốc đã có lần phải tạm thời cống hiến bảo vật
cho một vương tử Mông-cổ để họ lui quân rồi sau đó chỉnh tu binh mã đánh
quật trở lại.
Thế là Tây-hạ đành chịu nghị hòa đem nạp cống phẩm, Đại hãn liền rút
quân về đoàn trại. Quân sĩ Mông-cổ từ đó càng nôn nao khao khát những
cuộc viễn chinh mới. Riêng Thành-Cát Tư-Hãn, ông đã thấy rõ sức mạnh
của dân đô thị và nhược điểm của quân lực mình. Chỉ còn cách là phải khai
thác những kinh nghiệm vừa qua.
Sau trận này Thành-Cát Tư-Hãn nhận thấy cần phải rèn luyện lại cấp lãnh
đạo quân sự, tạo một tập đoàn tướng lãnh tinh thông binh pháp có đầy đủ
khả năng đối phó với mọi tình thế khó khăn. Do đó tất cả tướng lãnh và tù
trưởng ở các nơi đều được gọi về trung ương dự những lớp giảng về binh
pháp của ông… Để ngăn ngừa sự trốn lánh, ông ra một điều luật mới ghi
trong Yassa: “Ai có ý trốn tránh không tới họp mặt để nghe huấn dụ của ta,
người đó sẽ lâm vào số phận của một hòn đá rơi xuống nước không ai còn
thấy bóng nữa”.
Ba mươi năm sau thời kỳ mở những lớp giảng huấn nói trên, Bạt-Đô – cháu
nội của Thành-Cát Tư-Hãn – tổ chức một lực lượng 600.000 người mà
trong đó chỉ có một phần tư người Mông-cổ. Tất cả số người này đều giữ
chức vụ chỉ huy từ hàng thập phu trưởng đến hàng cao cấp nhất. Đám
thượng tướng của Bạt-Đô có thể điều khiển dễ dàng cùng một lúc nhiều
chiến dịch hành quân trên một dải đất bao la từ Ba-lan đến Ba-nhĩ-cán, từ
sông Dnieper đến biển Adriatique, và sau kết thúc những trận đánh rồi, các
quân đoàn đều tập họp trở về đông đủ cả. Không một nhà chỉ huy quân sự