Vị imam dè dặt nói với Thành Cát Tư Hãn rằng ông đang tàn sát
nhiều người tới nỗi có thể sẽ không còn ai sống sót để nhớ tới tên
tuổi ông nữa. Vị hãn không thích câu trả lời này, và nói với thầy tu
rằng: “Ta đã nhận ra rằng [ngươi] không hoàn toàn hiểu chuyện, và
hiểu biết [của ngươi] thật nhỏ bé. Thế giới này có rất nhiều vị vua,”
ông giải thích. Về tiếng tăm của ông trong tương lai, ông nói thêm
rằng có rất nhiều người ở những nơi khác trên thế giới với rất nhiều
vua chúa và vương quốc khác. Ông tự tin tuyên bố: “Họ sẽ kể lại
câu chuyện của ta!”
Chúng ta có được một cái nhìn hiếm có và hữu dụng hơn vào
tâm trí của Thành Cát Tư Hãn và cách ông nhìn nhận bản thân vào
cuối đời qua bức thư Thành Cát Tư Hãn gửi một đạo sĩ ở Trung
Hoa, được các đồ đệ của vị đạo sĩ già này sao chép lại. Nếu Bí sử
chủ yếu ghi lại các hành động và lời truyền miệng, lá thư này lại viết
về nhận định của Thành Cát Tư Hãn về chính mình. Dù chúng ta chỉ
có được bản do một nhà chép sử – khả năng cao là một trong
những người Khiết Đan đồng hành cùng quân Mông Cổ – ghi lại
bằng tiếng Trung Hoa cổ, cảm nhận và nhận định của Thành Cát Tư
Hãn vẫn được biểu đạt khá rõ ràng.
Giọng điệu của ông đơn giản, rành mạch, và thuận theo lý lẽ
thông thường. Ông cho rằng kẻ thù của ông thua trận là vì thiếu khả
năng, chứ không phải vì tài cán vượt trội của ông: “Bản thân ta
không có tài năng gì xuất sắc.” Ông nói rằng Thanh thiên Vĩnh hằng
đã trừng phạt các nền văn minh xung quanh ông bởi “sự kiêu ngạo