THÀNH CÁT TƯ HÃN VÀ SỰ HÌNH THÀNH THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI - Trang 31

Dù bị chính quyền kiểm soát, người Mông Cổ đã thể hiện quyết

tâm không để mất những lời này nữa. Trong một khoảnh khắc ngắn

ngủi sự giải phóng của đời sống chính trị sau cái chết của Stalin

năm 1953 và việc Mông Cổ gia nhập Liên Hợp Quốc năm 1961 đã

khiến người Mông Cổ dũng cảm hơn, và cảm thấy được tự do tìm

lại lịch sử của mình. Năm 1962, nước này đã chuẩn bị một bộ tem

để kỷ niệm tám trăm năm ngày sinh của Thành Cát Tư Hãn. Tomor-

ochir, thành viên có vị trí cao thứ hai trong chính phủ, cho dựng một

tượng đài xi măng để đánh dấu nơi sinh của Thành Cát Tư Hãn ven

sông Onon, đồng thời tài trợ cho một cuộc hội thảo giữa các học giả

để đánh giá các mặt tốt và xấu của Đế chế Mông Cổ trong lịch sử.

Cả bộ tem và đường vẽ đơn giản trên tượng đài thể hiện hình ảnh

sulde đã mất của Thành Cát Tư Hãn, Dải cờ thiêng làm từ lông

ngựa đã dẫn ông đi chinh phạt và là nơi linh hồn ông nằm lại.

Thế nhưng, sau gần tám thế kỷ, ý nghĩa tình cảm của sulde với

người Mông Cổ và một số nhóm người họ đã chinh phục vẫn sâu

sắc tới mức người Nga coi hình ảnh của nó trên con tem là sự trở lại

của chủ nghĩa dân tộc và nguy cơ bạo động. Lo sợ rằng nước vệ

tinh của mình sẽ theo đuổi con đường giành độc lập, hay tệ hơn là

đứng về phía người hàng xóm còn lại của họ – Trung Hoa, cựu đồng

minh nay đã trở thành kẻ thù – Liên Xô đã đáp trả bằng một cơn

phẫn nộ phi lý. Tại Mông Cổ, chính quyền đàn áp bộ tem và các học

giả. Vì mắc tội phản nghịch là đã thể hiện cái các quan chức của

Đảng gọi là “xu hướng lý tưởng hóa vai trò của Thành Cát Tư Hãn,”

Tomor-ochir đã bị cách chức, giam cầm trong nước, và cuối cùng bị

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.