sẻ đã ăn sâu bén rễ, gọi là khubi, trong tổ chức bộ lạc Mông Cổ mà
Thành Cát Tư Hãn đã chính thức hóa. Các trẻ em mồ côi và goá
phụ, cũng như quân lính, được hưởng một phần phù hợp số chiến
lợi phẩm; tương tự, mỗi thành viên Hoàng tộc cũng được nhận một
phần của cải từ mỗi vùng trong đế quốc. Thay vì nhận lương như
các quan lại ngoại quốc, các quan lại cấp cao người Mông Cổ nhận
phần vật phẩm, và bán đi hay trao đổi phần lớn số đó trên thị trường
để lấy tiền hay các mặt hàng khác. Là người trị vì Y Nhi Hãn Quốc ở
Ba Tư, Húc Liệt Ngột vẫn còn hai mươi lăm ngàn hộ dân làm lụa ở
Trung Hoa nơi Hốt Tất Liệt cai trị. Húc Liệt Ngột cũng sở hữu các
thung lũng Tây Tạng, và có quyền nhận một phần lông thú và chim
ưng ở vùng thảo nguyên phía bắc, và tất nhiên, ông cũng có đồng
cỏ, ngựa và người của riêng mình trên quê hương Mông Cổ nữa.
Mỗi nhánh hoàng tộc Mông Cổ cũng yêu cầu được chia phần phù
hợp các nhà chiêm tinh học, thầy thuốc, thợ dệt, thợ mỏ và người
nhào lộn.
Hốt Tất Liệt sở hữu trang trại ở Ba Tư và Iraq, cũng như nhiều
bầy lạc đà, ngựa, cừu và dê. Một nhóm giáo sĩ đi tới mọi vùng trong
đế quốc để kiểm tra hàng hóa ở một nơi và ưa soát sổ sách ở nơi
khác. Người Mông Cổ ở Ba Tư cung cấp gia vị, thép, trang sức,
ngọc trai và vải vóc cho thân tộc ở Trung Hoa, còn triều đình Mông
Cổ ở Trung Hoa lại gửi gốm và thuốc thang với Ba Tư. Để đổi lại
việc thu thập và vận chuyển hàng hóa, người Mông Cổ ở Trung Hoa
giữ lại khoảng ba phần tư sản phẩm đầu ra, nhưng họ vẫn xuất đi
một lượng đáng kể cho các họ hàng ở nơi khác. Hãn Hốt Tất Liệt