THÀNH CÁT TƯ HÃN VÀ SỰ HÌNH THÀNH THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI - Trang 394

ngựa hay xe kéo lạc đà từ Mông Cổ tới Việt Nam hay từ Triều Tiên

tới Ba Tư. Khi hàng hóa luân chuyển ngày càng nhiều, triều đình

Mông Cổ tìm kiếm những đường đi nhanh và dễ dàng hơn các lối đi

truyền thống. Vì mục tiêu này, năm 1281, Hốt Tất Liệt mở cuộc thám

hiểm lớn để khám phá và vẽ bản đồ thượng nguồn sông Hoàng Hà,

được người Mông Cổ gọi là Hắc Hà. Học giả dùng các thông tin này

để vẽ bản đồ chi tiết con sông. Cuộc thám hiểm mở ra đường di từ

Trung Hoa tới Tây Tạng, nhờ đó người Mông Cổ có thể thêm Tây

Tạng và vùng Himalaya vào hệ thống bưu tín Mông Cổ. Các đường

liên kết mới này chủ yếu kết nối Tây Tạng – về cả giao thương, tôn

giáo và chính trị – với phần còn lại của Trung Hoa.

Trong các chiến dịch quân sự, quan lại Mông Cổ chủ tâm tìm

cách tìm kiếm và lấy các bản đồ, atlas, và các công trình địa lý khác

tìm thấy trong doanh trại và thành phố của địch. Trong thời Hốt Tất

Liệt, các học giả tổng hợp kiến thức địa lý của người Trung Hoa, Ả-

rập và Hy Lạp để làm ra tấm bản đồ phức tạp nhất được biết đến

thời đó. Chịu ảnh hưởng của các nhà địa lý Ả-rập mà Hốt Tất Liệt

thu nạp, đặc biệt là Jamal al-Din, các nghệ nhân làm ra các quả địa

cầu cho Hốt Tất Liệt vào năm 1267. Chúng thể hiện châu Âu, châu

Phi cũng như châu Á và các đảo Thái Bình Dương lân cận.

Dù ban đầu buôn bán phụ thuộc vào các con đường xây cho

mục đích quân sự, chẳng mấy chốc ai cũng nhận thấy rằng mặc dù

các đội quân di chuyển nhanh nhất bằng ngựa trên đất liền, khối

lượng hàng hóa lớn lại dễ vận chuyển nhất qua đường thủy. Mông

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.