tăng tính đa dạng cây trồng trong một vùng cũng như tăng năng
suất. Chính quyền Mông Cổ cũng khuyến khích đưa các giống cây
truyền thống ở Trung Hoa như chè và lúa tới những vùng đất mới,
cụ thể là Ba Tư và Trung Đông. Mông Cổ tìm kiếm các công cụ tốt
hơn, nhờ đó loại cây tam giác tân tiến hơn đã được mang từ Trung
Hoa tới Đông Nam Á.
Ngay khi Mông Cổ chiếm được Ba Tư, họ đã lập một cơ quan để
khuyến khích và cải thiện nông nghiệp tại đây. Sau hàng ngàn năm
cày cấy, đất trồng đã bị xói mòn và năng suất suy giảm. Để giải
quyết vấn đề này, Mông Cổ cho nhập khẩu rất nhiều hạt giống từ
Trung Hoa, và khi cần, cả mầm, cành và cả cây để trồng trong các
trạm nông nghiệp mới thành lập để thích nghi với khí hậu và đất
trồng Trung Đông. Họ mang tới các giống lúa và kê mới, cũng như
cây ăn quả và củ. Ấn Độ, Trung Hoa và Ba Tư vốn đã trồng một số
giống cam quýt trước người Mông Cổ, nhưng chính người Mông Cổ
đã luân chuyển và lai tạo các giống cây để đa dạng hóa trong mỗi
vùng. Gần Quảng Châu ở phía nam Trung Hoa, chính quyền Mông
Cổ cho trồng một vườn tám trăm cây chanh nhập khẩu từ lãnh thổ
của họ ở Trung Đông. Ở Tabriz tại Ba Tư, họ cũng cho trồng nhiều
rặng giống cây chanh và họ cam quýt khác nhau nhập khẩu theo
hướng ngược lại – từ Trung Hoa tới Trung Đông. Họ cấy ngày càng
nhiều giống đậu, đậu Hà Lan, nho, đậu lăng, quả hạch, cà rốt, củ
cải, dưa và các loại rau lấy lá, và từ đó họ phát triển các giống cây
và cây lai mới. Bên cạnh cây lương thực cho người và động vật,
chính quyền Mông Cổ cũng luôn quan tâm tới các loại bông và cây