biết ưu việt về dược và các hình thức điều trị khác thường như
châm cứu hay đốt ngải trên da. Tuy nhiên, các thầy thuốc Hồi giáo
lại hiểu biết chuyên sâu hơn về phẫu thuật, nhưng nhờ việc khám
nghiệm các phạm nhân bị hành hình, người Trung Hoa lại biết nhiều
hơn về nội tạng và hệ tuần hoàn. Để khuyến khích trao đổi hiểu biết
y học, nhà Nguyên cho mở bệnh viện và các viện đào tạo ở Trung
Hoa với các thầy thuốc từ Ấn Độ và Trung Đông cũng như Trung
Hoa. Hốt Tất Liệt lập ra một bộ nghiên cứu y học phương Tây do
một học giả Ki-tô giáo đứng đầu.
Người Mông Cổ lập ra một Dưỡng Tế Viện gần Tabriz, vừa là
bệnh viện, nơi nghiên cứu cũng như cơ sở đào tạo về y thuật của cả
phương Đông và phương Tây. Ở vùng lãnh thổ của người Mông Cổ
ở Ba Tư, vào năm 1313, Rashid al-Din xuất bản cuốn sách đầu tiên
được biết tới bên ngoài Trung Hoa về y học Trung Hoa, đính kèm
hình minh họa được vẽ tại Trung Hoa. Thuật châm cứu không trở
nên phổ biến tại Trung Đông bởi theo giá trị Hồi giáo, nó đòi hỏi quá
nhiều tiếp xúc cơ thể khi cắm kim trên người. Trong khi đó, thuật
đoán mạch lại rất được Trung Đông và người theo đạo Hồi ở Ấn Độ
ưa chuộng bởi thầy thuốc chỉ cần chạm vào cổ tay bệnh nhân để
chẩn bệnh và điều trị.. Dùng phương pháp mới này, các thầy thuốc
có thể trị bệnh cho bệnh nhân nữ mà không xúc phạm danh dự gia
đình họ.