THÀNH CÁT TƯ HÃN VÀ SỰ HÌNH THÀNH THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI - Trang 404

trồng làm vải khác, cũng như các vật liệu khác để làm dây thừng,

thuốc nhuộm, dầu, mực và thuốc.

Vì ngành dệt vải có lợi nhuận cao và kích thích buôn bán với

nước ngoài, chính quyền Mông Cổ đặc biệt chú tâm tới các loại len

họ sản xuất từ bầy gia súc của mình cũng như lụa, bông và các loại

sợi do nông dân làm ra khác. Để kích thích trồng cây bông, họ mở

Ty Thu nhận Bông gạo vào năm 1289, và cho người tới các tỉnh mới

chiếm được ở bờ biển Đông Nam và dọc theo sông Trường Giang.

Cơ quan này nghĩ ra các phương pháp để trồng bông ở các vùng

trồng lúa mạch phương Bắc, khuyến khích các kỹ thuật dệt và chế

tác tốt hơn. Dù lụa vẫn danh giá hơn ở cả trong và ngoài Trung Hoa,

cây bông vẫn trở thành giống cây lấy sợi có giá trị cao. Cải tiến ở

một lĩnh vực có thể mang tới nhiều thay đổi khác. Các giống cây

trồng mới cần các phương pháp cày, gieo hạt, tưới tiêu, cắt tỉa, rào,

thu hoạch, đập, nghiền, vận chuyển, bảo quản, ủ, chưng cất và nấu.

Các kỹ thuật mới hoặc được sửa đổi đòi hỏi sử dụng các công cụ và

phương tiện mới, những thứ mà cũng cần kỹ thuật sản xuất mới.

Mông Cổ biến văn hóa thành thứ vận chuyển được. Chỉ trao đổi

hàng hóa thì không đủ, bởi để sử dụng nhiều sản phẩm mới cần có

cả một hệ thống kiến thức đi kèm. Ví dụ, thuốc thang không phải là

món hàng có lời nếu không có đủ kiến thức về cách dùng. Vì vậy,

triều đình Mông Cổ đưa thầy thuốc Ba Tư và Ả-rập tới Trung Hoa,

và thầy thuốc Trung Hoa tới Trung Đông. Mọi loại kiến thức đều

mang tới cơ hội buôn bán mới. Rõ ràng người Trung Hoa có hiểu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.