Chỉ vài năm sau khi lên ngôi thống nhất Trung Hoa, Hốt Tất Liệt
mở Thái Sử Viện và một cơ quan in ấn để sản xuất nhiều loại lịch và
lịch thư số lượng lớn. Nếu một vị vua có Thiên Mệnh trị vì dân
chúng, ông phải có khả năng định giờ, đoán chu kỳ trăng, sự đổi
mùa, và có lẽ quan trọng hơn cả để giữ thanh thế và ý kiến dân
chúng, nhật và nguyệt thực. Tuy nhiên, các vua chúa Nguyên Mông
lại gặp một vấn đề lớn hơn nhiều với lịch của họ. Một đế quốc truyền
thống chỉ có một triều đình và kinh đô chỉ cần một loại lịch, và các
loại lịch khác ở các nước khác không quan trọng lắm. Song, trong
Đế chế Mông Cổ nhiều người lãnh đạo, các kinh đô cách nhau rất
xa, vậy nên cần phải phối hợp chúng để quản lý sự di chuyển của
các đội quân lớn và số lượng hàng hóa khổng lồ. Đông Á sử dụng
hệ mười hai con giáp tuần hoàn, trong khi người Hồi giáo dùng lịch
trăng với số năm tăng dần tính từ khi tôn giáo của họ ra đời. Năm
mới của người Ba Tư bắt đầu vào xuân phân. Một số sự kiện được
đánh dấu dựa theo sự chuyển động của các hành tinh, nhất là sao
Hỏa và sao Kim, hay theo các vì sao. Người châu Âu dùng lịch
dương, trừ với các ngày lễ tôn giáo như Mùa chay, Lễ Phục sinh và
Lễ Hiển linh được tính theo âm lịch. Ngay cả các giáo phái Ki-tô giáo
cũng bất đồng về thời điểm của các sự kiện này, do vậy dù đã liên
tục được điều chỉnh, các lịch của họ cũng không trùng khớp nhau.
Khi Đế chế Mông Cổ có được nhờ chinh phạt mở rộng hơn nữa
thành một đế quốc thông thương, việc có một hệ lịch vận hành trơn
tru, hoạt động theo cùng một nguyên lý xuyên suốt cả đế quốc trở
nên ngày càng quan trọng. Để sắp xếp các hoạt động cũng như điều