THÀNH CÁT TƯ HÃN VÀ SỰ HÌNH THÀNH THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI - Trang 409

quả hơn. Hãn Hốt Tất Liệt mở Quốc Sử Viện vào những năm 1260.

Theo tục lệ Trung Hoa, ông yêu cầu tổng hợp toàn bộ lịch sử các

vương quốc Nữ Chân và Khiết Đan cũng như của nhà Tống. Đây có

lẽ là công trình lịch sử lớn nhất từng được đưa ra và mất gần tám

mươi năm – tới những năm 1340 – để hoàn thành. Ở Ba Tư, Y Nhi

Hãn Gazan ra lệnh cho Rashid al-Din, người kế nhiệm Juvaini, viết

cuốn lịch sử thế giới đầu tiên. Rashid al-Din sắp xếp một nhiệm vụ

quy mô lớn đòi hỏi nhiều học giả và nhà dịch thuật để ghi lại lịch sử

Trung Hoa, người Turk và người Frank – cách người Mông Cổ gọi

người châu Âu.

Khối lượng thông tin trong Đế chế Mông Cổ yêu cầu cách phổ

biến mới. Các nhà chép sử không còn đủ sức chép tay mọi thông tin

cần được viết ra. Họ biên soạn các ghi chép, viết thư, và gửi tin tới

người cần nhận, nhưng họ không có thời gian sao chép sách hướng

dẫn nông nghiệp, luận thuyết y học, atlas, hay bảng thiên văn.

Thông tin cần phải được xuất ra với số lượng lớn để truyền bá trên

diện rộng. Để thực hiện việc này, người Mông Cổ một lần nữa lại

trông cậy vào công nghệ – vào in ấn.

Mông Cổ áp dụng công nghệ in từ rất sớm. Bên cạnh các bản in

được Thoát Liệt Ca Na bảo trợ dưới thời chồng bà trị vì, từ năm

1236 Oa Khoát Đài đã ra lệnh thành lập nhiều xưởng in ở lãnh thổ

của Mông Cổ ở phía bắc Trung Hoa. Công nghệ in bằng các con

chữ di chuyển được có lẽ đã ra đời ở Trung Hoa từ giữa thế kỷ

mười hai, nhưng chính người Mông Cổ mới áp dụng nó trên quy mô

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.