THÀNH CÁT TƯ HÃN VÀ SỰ HÌNH THÀNH THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI - Trang 426

trở lại. Để tự bảo vệ mình khỏi quân Mông Cổ và đảm bảo an toàn

khi vận chuyển nô lệ, người Genoa xây một bức tường thành bảo vệ

vững chãi bao quanh thành phố và một bức tường thứ hai bên trong

để bảo vệ trung tâm trạm buôn bán.

Khi dịch hạch bùng phát trong quân đội Mông Cổ, Yanibeg buộc

phải ngừng vây thành và rút quân, nhưng bệnh đã truyền từ doanh

trại Mông Cổ tới bến cảng lân cận. Theo một báo cáo của châu Âu,

Yanibeg cho ném xác bệnh nhân qua tường thành vào trong thành

phố, và dù người Genoa cố thủ tiêu xác bằng cách ném họ xuống

biển, dịch lại lan tràn. Dù được kể lại nhiều lần, câu chuyện này

không dựa trên lời kể nhân chứng; nguồn tư liệu duy nhất là từ tài

liệu của một luật sư tên Gabriele de Mussis làm việc gần Genoa ở

thị trấn Piacenza. Ông lại nói rằng mình đã nghe chuyện này từ các

thủy thủ. Vì các xác chết không thể thở để truyền bệnh cho mục tiêu

theo cách thông thường, họ cần phải mang ruồi sống trên mình để

lây bệnh cho thành phố. Câu chuyện khá đáng ngờ, không phải bởi

quân Mông Cổ không sẵn lòng truyền bệnh theo cách đó, mà bởi có

lẽ chiến lược này không chắc sẽ thành công.

Dù con người có muốn hay không, dịch hạch vẫn đã đang lan

rộng và sẽ còn tiếp diễn. Khi người Genoa và các người tị nạn khác

lên thuyền bỏ chạy khỏi cảng, họ mang theo bệnh tới

Constantinopolis, từ đó nó dễ dàng lan tới Cairo ở Ai Cập và

Messina ở Sicilia. Nếu thành phố là ngôi nhà lý tưởng cho bệnh

dịch, môi trường khép kín trên tàu lại là nơi ủ bệnh lý tưởng, bởi ở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.