THÀNH CÁT TƯ HÃN VÀ SỰ HÌNH THÀNH THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI - Trang 446

Dường như lời miêu tả của ông lại lặp lại lối viết hoảng loạn của

Matthew Paris và Thomas xứ spalato hơn năm trăm năm trước. “Môi

to và dày, có nhiều khe nứt ngang,” Buffon viết. “Lưỡi dài, dày và

thô. Mũi nhỏ. Da có sắc vàng xỉn nhẹ, thiếu đàn hồi, có vẻ quá lớn

so với cơ thể.” Ông nói rằng phụ nữ Tartar “cũng biến dạng như nam

giới.” Văn hóa của họ với ông có vẻ cũng xấu xí như gương mặt:

“Phần lớn các bộ lạc này đều xa lạ với tôn giáo, đạo đức và phép

tắc. Chúng ăn cướp thành nghề.” Được dịch từ tiếng Pháp sang các

ngôn ngữ châu Âu chính khác, tác phẩm của ông trở thành nguồn

thông tin chủ chốt trong thế kỷ mười tám và mười chín.

Các nhà khoa học châu Âu tìm cách phân loại mọi thứ, từ các

giống chó và ngựa tới giống hoa hồng và bồ công anh. Nhà động vật

học người Đức Friedrich Blumenbach, Giáo sư y khoa tại Đại học

Gottingen từ năm 1776 tới năm 1835, đã phân loại người theo động

vật học dựa trên so sánh giải phẫu, đặc biệt là về sắc da, màu tóc và

mắt, dạng hộp sọ, và các đặc điểm gương mặt như hình dạng và

kích thước mũi, má, mồi. Theo nghiên cứu của ông, loài người theo

tự nhiên gồm ba chủng tộc chính tương ứng với châu Phi, châu Á và

châu Âu, và hai nhóm phụ ít quan trọng hơn Mỹ và Malay. Theo lý

thuyết người châu Á bắt nguồn từ Mông Cổ, ông gọi tất cả là người

Mongoloid. Các nhà khoa học châu Âu nhanh chóng đồng tình với lý

thuyết này và biến nó thành chân lý khoa học.

Hẳn nhiên, cách phân loại này cũng ám chỉ cấp bậc tiến hóa của

các chủng tộc, như nhà khoa học người Scotland Robert Chambers

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.