Triều Tiên, nó tập trung vào hai mối nguy lớn: Trung Hoa và Nhật
Bản. Bởi Nhật Bản công nghiệp hóa và xây dựng một quân đội lớn,
còn Trung Hoa tiếp tục kháng lại nỗ lực thuộc địa hóa và cưỡng ép
cải sang Ki-tô giáo, người châu Á trong mắt công chúng phương
Tây trở thành kẻ địch.
Suốt thế kỷ mười chín, nỗi sợ châu Á dâng cao tại châu Âu; điều
này có thể thấy rõ trong bài thơ mà nhà thơ biểu tượng người Nga
Vladimir Sergeevich Soloviev viết vào năm 1894, mang cái tên đơn
giản “Mông Cổ hóa mọi nơi.” Mối đe doạ từ Trung Hoa và Nhật Bản
đối với các giá trị của văn minh hiện đại theo ông cũng tương tự như
thời Thành Cát Tư Hãn, khi “từ phía đông một nhóm người xa lạ” tấn
công và phá hủy văn minh. Giờ đấy điều này lại tái diễn: “Một bầy bộ
lạc mới thức tỉnh chuẩn bị tấn công lần nữa. Từ dãy Altay tới bờ
biển Mã Lai / các thủ lĩnh đảo phía đông / đã triệu tập các đội quân /
tới các bức tường bại trận của Trung Hoa. / Đông như châu chấu /
và cũng khát máu như vậy, / được một thế lực siêu nhiên che chắn /
các bộ lạc đi về phương Bắc.” Chẳng mấy chốc “những dải cờ tả tơi
của các ngươi” sẽ bị “lũ trẻ da vàng truyền tay nhau như đồ chơi,”
ông cảnh báo người đọc. “Mông Cổ hóa mọi nơi! Cái tên gớm
ghiếc.”
Sau thời kỳ Phục hưng và Đế chế Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn
đã bị hạ xuống bậc thấp nhất trong lịch sử nhân loại. Khi có được
sức mạnh thuộc địa mới tìm thấy và tự ban cho mình nhiệm vụ cai trị
thế giới, châu Âu hiện đại không có chỗ cho các nhà chinh phạt