Mô hình thói quen tiêu cực thúc ép này phát triển khi cha mẹ thể hiện tình
yêu có điều kiện với con chứ không phải tình yêu vô điều kiện. Nó tự biểu
hiện trong nỗi sợ hãi bị hắt hủi. Và nỗi sợ hãi bị hắt hủi là nguyên nhân
chính thứ hai dẫn đến sự thất bại và thành tích kém cỏi của con cái khi
trưởng thành.
Nếu bạn được nuôi dưỡng bằng một tình yêu thương có điều kiện, bạn sẽ trở
nên quá quan tâm đến ý kiến của người khác, đặc biệt là ý kiến của cha mẹ,
vợ (chồng), ông chủ hay bạn bè.
Ở đây tôi dùng từ “quá”. Việc cân nhắc những suy nghĩ và cảm giác của
người khác là hoàn toàn bình thường và tự nhiên. Sự quan tâm và sự tôn
trọng ý kiến của người khác có đóng vai trò như chất keo gắn kết xã hội?
Nếu không, chúng ta sẽ trở nên hỗn loạn.
Nhưng khi điều này thái quá, nó sẽ khiến chúng ta không dám ra quyết định
chừng nào chưa nhận được sự đồng tình của người khác.
Hãy nhớ rằng, tất cả chúng ta đều sợ hãi. Đặc biệt, chúng ta sợ bị phê bình
và không được tán thành. Chúng ta sẽ cố gắng hết sức để có được thiện chí
và sự tôn trọng của người khác. Chúng ta sẽ dâng hiến mọi thứ để được
người khác yêu quý. Những người lính thậm chí còn hy sinh mạng sống của
mình để không làm người khác thất vọng.
Nhưng bạn cần ý thức về ảnh hưởng này. Trong mỗi tình huống có liên quan
đến ý kiến của người khác, hãy tự hỏi: “Mình thật sự muốn làm gì? Điều gì
khiến mình thấy hạnh phúc nhất?” trước khi đưa ra quyết định.
Phụ nữ có xu hướng thể hiện nỗi sợ hãi bị bỏ rơi bằng sự thất vọng, rút lui và
triệu chứng về cơ thể, còn đàn ông biểu hiện qua “hành vi tuýp A”. Thái độ
cư xử này thường nảy sinh từ mối quan hệ giữa cha và con trai hay cha và
con gái. Điều này sinh ra khi đứa trẻ cho rằng nó chưa bao giờ có được tình
cảm đầy đủ từ cha.
Đối với đàn ông, khi trưởng thành sự nỗ lực vô thức để có được tình yêu
thương từ người cha được chuyển sang ông chủ ở nơi làm việc. Khi đó hành
vi tuýp A được biểu hiện thành việc quan tâm đến sự tán đồng của ông chủ.
Trong trường hợp cực đoan, điều này còn có thể khiến người đàn ông bị ám
ảnh bởi công việc, thậm chí đến mức hủy hoại sức khỏe của anh ta và gia
đình anh ta.
Tôi nhớ khi bố tôi qua đời, tôi đã rất đau buồn. Tôi cảm thấy mình chưa bao