Triều đình nhà Thanh lúc này đã biết rõ Tôn Văn là thủ lĩnh đảng cách
mạng. Bởi thế, chuyện ném tạc đạn của Sử Kiên Như đều bị bọn vua nhà
Thanh đổ lên đầu Văn. Biết Văn đã trốn ra hải ngoại, Thanh triều tức tốc
đánh công điện cho công sứ Trung Quốc tại các nước ngoài, lưu ý lùng bắt.
Văn trốn sang Nhật Bản, Thanh triều biết được, liền chiếu hội Nhật Bản bắt
giùm. Nhưng may cho Văn là khi ở Hoành Tân, Văn có quen một người
Nhật tên là Cung Kỳ Dần Tàng, được ông này cho biết nếu không sớm
chạy thì thế nào cũng bị bắt, chi bằng chạy sang Anh Quốc là hơn. Tôn Văn
hoảng hốt tính cách chuồn khỏi Nhật Bản, nhưng khổ là tiền nong không có
một đồng một cắc. Trong tình cảnh này, Văn nhận thấy có hoạt động cũng
chẳng được, hơn nữa còn nguy đến tính mạng. Cung Kỳ Dần Tàng bèn
giúp cho Văn mấy trăm bạc làm lộ phí để Văn lên đường sang Tây phương.
Tôn Văn miễn cưỡng ra đi, lên tàu thuỷ vượt Thái Bình Dương, thẳng nẻo
Anh Quốc tiến phát. Ít lâu sau, Văn đã có mặt tại Luân Đôn, thủ đô sầm uất
của Anh Quốc. Văn vội vàng tìm tới nhà y sĩ Kinh Lập Đức, nói rõ cho
Đức biết lý do lưu vong của mình.
Tôn Văn và Kinh Lập Đức là hai bạn cũ quen nhau từ trước. Thấy tình cảnh
Văn như vậy Đức liền dặn Văn phải cẩn thận:
- Thanh triều gửi điện đi khắp nơi truy nã ngươi rất gắt. Hiện nay, tại Anh
Quốc, cũng có Trung Quốc sứ quán. Có thể bọn công sứ Trung Quốc tại
đây đã nhận được lệnh của Thanh triều. Bởi thê, hễ khi nào ngươi muốn đi
ra ngoài phố, nên báo cho ta biết một lời để ta sai người theo hộ vệ cho.
Tôn Văn gật đầu đồng ý, để tỏ lòng chiều theo ý kiến của Kinh Lập Đức đó
thôi, chứ thực bụng Văn vẫn nghĩ rằng đâu có chuyện động trời đó. Văn
cho rằng mình đã chạy ra hải ngoại, nhất là mãi Anh Quốc xa xôi này, dù
Thanh triều có tìm cách truy lùng gắt gao đến đâu chăng nữa cũng chẳng