Doạ đàn em, vậy rồi, Tử Minh bèn mở ngay một sòng bạc lớn, công nhiên
đánh bạc, lấy hồ, chẳng coi ai ra gì. Tri phủ Sơn Tây là Đào Cảnh Như thấy
Minh làm chuyện phi pháp bèn bắt trói Minh, tống vào nhà giam, tước luôn
cả chức vị của Minh. Khi nằm trong ngục, Tử Minh cho người đem tiền bạc
hối lộ cho viên tri phủ Cảnh Như, nhờ đó Cảnh Như cũng vơ vét được một
mẻ kha khá. Được chấm mút rồi, Cảnh Như thả ngay Từ Tử Minh, lấy cớ
rằng Minh bị bệnh thần kinh.
Thoát ngục rồi, Từ Tử Minh lại mở sòng bạc, chuyến này còn lớn hơn
nhiều.
Tri phủ Đào Cảnh Như mắt nhắm mắt mở, tuy có trông đấy nhưng hình như
không thấy gì, nhất là cái sòng bạc lớn lù lù trước mắt. Thực là một quái
trạng nhưng kỳ thú trong giới quan trường đời nhà Thanh hồi mạt diệp.
Tiểu Đức có một thế lực như vậy trong cung cấm, tất nhiên bọn nội giám
bất đắc chí kéo nhau tới quy luỵ, nịnh nọt. Ngay cả bọn cung nữ, phi tần
không một chị nào là không chạy tới để nhờ Đức che chở và làm theo mệnh
lệnh của Đức. Kẻ không bị Đức chỉ huy có lẽ chỉ có một mình Long Dụ
hoàng hậu mà thôi. Bình thời Đức chẳng sợ một ai cả, ngoài Tây thái hậu
ra. Ấy thế mà duy chỉ có mỗi một mình Long Dụ hoàng hậu là Đức nghe
theo hết mọi mệnh lệnh sai khiến. Cũng do chỗ kỳ lạ này mà người ta thấy
Long Dụ hoàng hậu rất tin lời của Đức, rồi dần dần, ngày một ngày hai,
Tiểu Đức biến thành một tên hầu thân tín nhất của hoàng hậu. Trong chốn
cung đình, từ đó điều nọ tiếng kia, đồn đại trong ngoài, nào những chuyện
dâm bôn tục tĩu, nào những tin giật gân, kỳ quái, xảy ra bàng ngày. Tây thái
hậu e ngại những tin đồn đại nhơ nhớp này, đành phải tống cổ Tiểu Đức ra
khỏi cung.
Về sau, khi Tây thái hậu mất, Long Dụ hoàng hậu còn tái dụng Tiểu Đức
một lần nữa và thường nghe những chủ trương của y, ví dụ như việc xây cất