Thuỷ tinh cung giả hàn. Song những chuyện này ở mãi về sau, khi nhà
Thanh chẳng còn được bao lâu nữa. Chuyện sau đó, ta hãy tạm gác tại đây.
Lại nói từ khi xảy ra chuyện đánh gãy cành trâm ngọc của Long Dụ hoàng
hậu do Quang Tự hoàng đế gây nên, Tây thái hậu biết là bất hoà giữa hai
người không còn có cách gì hàn gắn được nữa. Bởi thế, ít lâu sau, bà truyền
cho Long Dụ hoàng hậu rời khỏi Ỷ Hương điện chuyển qua ở tại Di Tâm
các. Long Dụ hoàng hậu thấy Quang Tự hoàng đế bạc tình như vậy, trong
lòng hết sức buồn bã. Nhưng từ khi Tiểu Đức vào cung, tìm đủ cách nịnh
hót, đủ lối hầu hạ, hoàng hậu bỗng cảm thấy đời tươi lên. Đối với hậu lúc
này, bất cứ việc gì, vật gì do Tiểu Đức làm hoặc dùng đều được bà khen tốt
cả, hay cả, trái lại, do một người nào khác, thì bà đều quở là dở, không bao
giờ vừa lòng. Bọn nội giám trong cung hiểu được duyên cớ bên trong của
câu chuyện, đều rút lui ra sau, để mặc cho Tiểu Đức được tự do hầu hạ
hoàng hậu. Thành thử, bất cứ chuyện gì tại cung hoàng hậu, Tiểu Đức đều
tự mình lo liệu lấy hết, không để cho một kẻ nội giám nào khác mó tay vào.
Có một hôm, mưa xuân phơi phới đầy trời, Tây thái hậu đội mưa đi chơi
xuân trong vườn, hoàng hậu cáo bệnh không đi còn tất cả phi tần cũng có
mặt phụng giá.
Không ngờ, mưa mỗi lúc một nặng hạt, Tây thái hậu bèn ra lệnh cho các
phi tử ai về nhà nấy, bà Cẩn phi vội vã đội mưa xông gió chạy đi trước.
Cá tính của Tây thái hậu là thích đi chơi dưới mưa bay. Bọn phi tần chạy
theo sau, dù có lọng, cũng không dám giương lên. Đã nhiều lần, bọn phi
tần, phúc tấn, cách cách theo Tây thái hậu dạo chơi dưới trời mưa trong
vườn, đều phải để mặc cho mưa rơi, ướt sũng đầu tóc cũng phải chịu. Khi
thái hậu ngồi kiệu thì cả bọn nhảy lên kiệu ngồi. Trái lại, khi thái hậu đi bộ
thì cả bọn lại đành phải đi bộ, chứ không dám làm khác.
Hôm đó đi chơi dưới mưa, Cẩn phi biết cái tính kỳ quặc của Tây thái hậu,