THANH CUNG MƯỜI BA TRIỀU - Trang 1332

Lại nói Long Dụ hoàng hậu, sau khi nhận di huấn của Tây thái hậu, cũng
bắt chước bà cô mình buông rèm nhiếp chính, dự hẳn vào việc triều đình,
chẳng thèm úp mở gì hết.

Còn nhiếp chính vương Tải Phong cũng được lời dặn dò của Tây thái hậu
lúc lâm chung, tuân theo mệnh lệnh của Long Dụ thái hậu mà hoàn toàn
phục vụ cho bà hơn là cho dân cho nước. Do đó, bất luận gặp một việc
khẩn yếu nào, Phong cũng đều lon ton chạy tới thỉnh mệnh của bà ta.

Còn bọn vương công đại thần, lúc Tây thái hậu lâm chung cũng đã được
dặn dò kỹ lưỡng, cứ việc làm theo như cái máy.

Trước hết họ lập Phổ Nghi lên làm sử quân, rồi đưa Phổ Nghi lên ngai vàng
để chính vị hoàng đế, đổi niên hiệu Quang Tự là Tuyên Thống nguyên niên,
đại xá tù tội khắp toàn quốc.

Người cầm vận mạng Trung Quốc lúc này chính là Long Dụ hoàng hậu.
Lên ngôi thái hậu rồi, bà bèn nắm hết quyền bính vào tay, giải quyết bất cứ
việc chính trị nào dù to dù nhỏ, chẳng đề cho bết cứ ai xen vào. Bởi thế Tải
Phong tuy làm đến nhiếp chính vương mà đại quyền chẳng bao giờ có ở
trong tay dù chi một ngày. Phong quả thật chỉ là một loại nhiếp chính bù
nhìn không hơn không kém, có danh mà chẳng có thực. Chưa hết, Long Dụ
thái hậu ngẫu nhiên có chuyện không hợp ý với Tải Phong tức thì cho gọi
ngay Phong vào cung, trước là buộc tâu bày rành rọt, sau là nghe bà la rày
quở trách. Chính vì vậy, cho nên giữa Long Dụ thái hậu với Tải Phong
không thể nào không có chuyện bực bội chán chường lẫn nhau, nhất là đối
với Phong. Chính sự bên trong, cũng như bên ngoài vì sự lủng củng này mà
bị ảnh hưởng lây rồi dần dần đi tới chỗ đổ nát hư hoại.

Nếu đem so sánh Tây thái hậu và Long Dụ thái hậu, ai cũng đều thấy rằng:
Tây thái hậu có tài nhưng vô đức, còn Long Dụ thái hậu đã chẳng những vô

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.