đóng tuồng trên sân khấu, thường diễn tuồng Cửu bại Chương Cam mà biết
được cái điệu trống, điệu chiêng của cuộc thập diện mai phục kia thôi. Đó
là khi Sở bá vương xuất đài lên ngựa xông trận giữa những âm thanh rộn rã
của đôi bên có vẻ tương tự, kép Các ta đoán bừa, may trúng, rủi trật, bất
quá cũng chỉ bị bà Đại phúc tấn cười cho là cùng. Không ngờ Các ta đoán
mò mà đúng, khiến bà Đại phúc tấn càng thêm giật mình, đành phải xuống
nước y như một tay võ xoàng biết kẻ đứng trước mặt mình chính là một võ
lâm cao thủ.
Tại Bắc Kinh thời đó, ngón đàn của bà Đại phúc tấn kể đã được liệt vào
loại tên tuổi. Đối với nhóm người Mãn có lẽ không có kẻ nào ăn đứt được
bà. Ngay cả đến người Hán cũng chẳng có mấy ai hơn. Tên kép Các kể
cũng là kẻ nhiều cơ duyên nên mới gặp được trường hợp hy hữu này.
Liễu Du Các ngồi ngây như tượng gỗ. Hắn tuy dốt đặc về nhạc, nhưng
tiếng đàn hay dở cũng có thể biết. Hắn vừa phục tài vừa tôn kính bà Đại
phúc tấn. Hắn tự nhận mình thua hẳn một bực. Nhưng hắn lại tự kiêu, bởi
vì không ngờ tạo hoá lại gia ân cho hắn được ân ái với một mệnh phụ phu
nhân, được một tay nhạc trứ danh đàn cho nghe, hắn tự thấy mình như kẻ
đang được hưởng hạnh phúc trên trần thế. Trong khi Các thả hồn mình bay
bổng theo tiếng đàn du dương êm ái, thì bà Đại phúc tấn cũng đã đàn đến
lúc say sưa, đắm đuối. Bà say sưa với men tình đang mơn trớn lòng bà, bà
đắm đuối với những âm thanh lả lướt, mê ly quyến rũ…
Giữa lúc hai người đang chập chờn theo tiếng nhạc điệu đàn, bỗng từ bên
ngoài có một người khách "tri âm" bước vào…
Người đó chẳng phải ai xa lạ mà là Thuần thân vương.
Theo lệ thường thì Thuần thân vương hằng ngày trở về phủ, trước hết là tới
thư phòng xem tất cả những công văn giấy tờ từ các nơi gửi đến, và danh
sách của bọn ngoại thần, nội thần đem dâng cho vương lễ vật này nọ, sau