Ông Vương Hàm Xuân tuy không phải là một ông thầy văn võ toàn tài như
tiên sinh thuở nọ nhưng ở trong nhà họ Miên, ông luôn tỏ ra ngay thẳng
trung hậu, nên được Nghiêu tin cậy ký thác mọi việc cho. Ngoài việc dạy
cho cậu út học, ông còn trông coi cả việc nhà cho Nghiêu. Những lúc nhàn
rỗi, Miên thường tới gặp ông để trò chuyện.
Vương tiên sinh vốn nhân hậu nên khi thấy Miêu đại tướng quân giết chóc
quá nhiều thì lòng ông không yên. Phải cái Miên tính nóng như lửa, việc
khuyên can nhiều khi cũng chẳng dễ dàng gì. Trong nhà đã có hai đầu bếp,
một hầu gái mất mạng vì ông khiến ông suốt đời không thể nào quên được.
Cứ mỗi khi nằm, ông lại giở cuốn kinh Kim Cương ra tụng niệm, mong
siêu sinh tịnh độ cho những oan hồn đã chết vì mình. Ông nguyện rằng
công quả này sê không bao giờ sao nhãng, cho mãi tới khi ông chết. Gia
nhân thứ nhất họ Hồ, làm cho Miên đã bốn năm. Một hôm, Miên mời
khách dự tiệc. Trong bữa có món đặc biệt tên gọi "Nguyên quần", do Miên
bảo làm.
Ông thầy Hàm Xuân bữa đó ngồi ghế nhất. Khi gia nhân dâng bát Nguyên
quần, ông không biết món gì liền hỏi thì Miên giải thích đó là món thịt ba
ba cắt ở chung quanh cái viền thịt trên lưng ba ba. Giải thích xong, Miên
bèn lấy thìa múc lên đãi khách.
Ông tiếp lấy miếng thịt. Miên hỏi mặn nhạt ra sao, ông chưa kịp đáp, chỉ
nhíu đôi lông mày, lắc nhẹ cái đầu một cái. Không đáp kịp chỉ tại miếng
thịt nóng quá, khiến đầu lưỡi của ông gần như tê đi, không nói được. Miên
thấy thế cho là ông chê món ăn không ngon, bèn khẽ hất đầu ra hiệu cho
đám thị vệ túc trực bên ngoài. Một lát sau, ông thấy một tên thị vệ chạy từ
ngoài vào, tay bưng chiếc mâm sơn đỏ, trên phủ một tấm khăn đỏ. Tên thị
vệ quỳ xuống, miệng bẩm lớn:
- Hồ nhà bếp nấy món không ngon. Nay đã chém đầu đem nộp.
Nói đoạn thị vệ giở tấm khăn đỏ ra. Ông thấy một cái đầu người vừa mới
cắt xong, máu đang còn ứa. Tân khách trong tiệc, người nào người nấy ghê
quá, quay mặt không dám nhìn , ông hỏi tại sao thì Miên đại tướng giải
thích:
- Bản chức thấy tiên sinh nhíu đôi mày, biết món ăn không ngon nên đã bảo