THÁNH GIÁ RỖNG - Trang 64

"Đúng vậy," Hirukawa đáp.

"Khi chạy trốn thì sao. Lúc đó anh không để ý xem nạn nhân thế nào

à?"

"Tôi không nhớ rõ," Hirukawa trả lời.

"Anh có quay lại nhà vệ sinh để xem tình hình nạn nhân không?"

Kiểm sát viên ngay lập tức phản đối câu hỏi đó, vì thế Hirukawa

không thể trả lời. Nhưng có thể thấy luật sư muốn chứng minh lời khai của
bị cáo và dấu chân ở hiện trường khớp nhau.

Luật sư phản biện bằng chứng quả bóng xốp rằng khi bị siết cổ, con

người có thể tiết ra nhiều nước bọt hơn bình thường. Còn về bằng chứng
nước mắt, luật sư tiếp tục cho rằng đó là nước mắt người mẹ rơi lên mặt cô
bé khi ôm con.

Nghe những lời biện hộ của luật sư, Nakahara không tức giận mà chỉ

cảm thấy kì lạ. Tại sao những luật sư này lại muốn cứu vớt Hirukawa, tại
sao họ lại muốn giúp hắn không phải chịu án tử, nếu con cái họ gặp phải
chuyện này họ không mong muốn hung thủ phải bị tử hình sao.

Các phiên xét xử công khai cứ thế tiếp diễn. Thậm chí người ta làm thí

nghiệm yêu cầu một đứa bé 8 tuổi có thể trạng gần giống Manami ngậm
một quả bóng xốp vào mồm. Đứa bé đó hầu như không thể phát ra âm
thanh. Điều này dẫn đến nghi ngờ trong lời khai của Hirukawa rằng hắn
siết cổ Manami vì cô bé kêu to. Đương nhiên phía luật sư cũng có biện hộ,
rằng tiếng kêu là tùy theo thể chất từng người.

Cuộc chiến giữa bên kiểm sát và bên luật sư kéo dài đến tận phút cuối,

Nakahara bắt đầu nhận ra những thay đổi của bị cáo quan trọng Hirukawa.
Đôi mắt hắn mất đi sức sống, nét mặt khắc khổ. Hắn là nhân vật chính của
câu chuyện này, vậy mà sự tồn tại của hắn lại không khác gì một diễn viên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.