Joseph tuyên duơng như một cặp vợ chồng gương mẫu.
Dunn không phải là một người sùng đạo, nhưng nơi chàng vẫn còn chút
ảnh hưởng tôn giáo thời thơ ấu. Chàng coi thường thành tích bên ngoài và
chỉ quý trọng giá trị thật sự bên trong. Châm ngôn của chàng là: “Sống và
để cho kẻ khác được sống”. Chàng không bao giờ từ chối một hành động
nghĩa hiệp và luôn luôn sẵn sàng bênh vực kẻ bị đàn áp bất công.
Bản chất đa cảm này là nhược điểm lớn nhất của Dunn. Đã bốn mươi
tuổi rồi mà vẫn còn nhạy cảm như một thiếu niên mười lăm. Dunn không
chấp nhận người ta xem mình như một “nhà cải cách” mang một sứ mệnh
“tinh thần” mà chỉ muốn làm một ký giả thuần túy lo chu toàn bổn phận của
nghề nghiệp thôi. Và với mục đích đó, ông cố tạo cho mình cái vẻ thản
nhiên “bất cần đời” vẫn thường được xem như một đặc điểm riêng của nghề
nghiệp. Nhưng đó chỉ là phần lộ bên ngoài, có lẽ chỉ đánh lừa được chính
người mang nó mà thôi. Dưới lớp vỏ sần sùi ấy là những đường vân dịu
dàng mà con người tốt đẹp đó không nhận ra. Như con ốc thu mình trong
vỏ, ông những tưởng có được sự an toàn tuyệt đối.
Chúng ta đã biết Dunn quen với Lena trong trường hợp nào. Sau đó ông
thường gặp nàng; trên đường đến văn phòng ở đường Arden, Dunn hay ghé
vào cửa hàng Bonanza uống cà phê và ăn bánh. Và khi Lena đến tìm ông tại
nhà, buổi tối ngày Paul bị bắt. Trước vẻ lo sợ của nàng, Dunn đã chăm chú
lắng nghe nàng trình bày câu chuyện. Ngày hôm nay đi theo Lena đến dự
phiên tòa xử Paul, ông vẫn còn nghĩ rằng ông đã tốn thì giờ làm một công
việc tầm phào. Nhưng những điều nghe thấy trong phiên xử đã làm ông
thay đổi ý kiến. Rồi ông còn đuợc nghe cả câu chuyện xác thực, đầy thương
tâm do chính Paul thuật lại từ đầu đến cuối.
Nguyên tắc của ông là không bao giờ kết luận ngay. Nhưng trong
trường hợp này các trực giác của ông cho biết rằng ông vừa tìm ra một đề
tài phóng sự đặc biệt phong phú và hấp dẫn. Dunn là một người rất ít nói và
thân hình to lớn càng làm gia tăng vẻ chậm chạp, lừ đừ; nhưng tối hôm ấy
ông nhanh nhẹn bước từng bước dài trở về nhà như một thanh niên, và