Dunn đứng trước cửa sổ, quay lưng về phía ông chủ bút: “Ở đây không
có chỗ cho lòng kiêu hãnh cá nhân, chúng ta nên chấp thuận.”
“Tốt lắm.” Mc Evoy nói như một kẻ vừa trút được một gánh nặng: “Tôi
nghĩ rằng cậu sẽ chấp thuận. Chúng ta một số tiền lớn.”
“Thật ra, tất cả những cái đó đều không thuộc về chúng ta. Trong khi
chúng ta bỏ tiền vào đầy túi thì cậu bé khốn khổ kia, kẻ đã chiến đấu đến
cùng để khám phá ra sự thật, đang nằm trên giường bệnh, với hai xương
sườn bị cắt mất và phổi bị thủng lỗ. Thật đáng buồn, anh có thấy không?”
“Cậu ấy bệnh nặng lắm à?”
“Rất nặng. Nhưng vẫn còn hy vọng cứu được. Ước gì cậu ấy có thể
được đọc bài báo. Thế còn hơn cả ngàn thang thuốc…”
“Chắc có hiệu quả không?” Mc Evoy nói to ý nghĩ của mình: “Tôi chỉ
sợ, không biết anh có bỏ cuộc… vào lúc gay cấn nhất không?”
Dunn tuôn ra cả tràng tiếng rủa sả. Mc Evoy giật nẩy mình, bấm chuông
liên hồi gọi người thư ký: “Không thể nào không nghĩ như thế được. Ai
cũng thế thôi. Để tôi đánh điện tín ngày cho Lloyd Bennett.”
Sáng hôm sau, tờ Diễn đàn Luân Đôn cho đăng trên trang phụ bản ba
bài báo đầu tiên của Dunn về vụ Mathry. Ngày tiếp theo, lại đăng thêm ba
bài báo nữa. Bài thứ bảy được đăng cùng một lúc trên cả hai tờ báo Diễn
đàn Luân Đôn và Wortley Chronicle.
Khuya đêm đó, khi Mc Evoy và Dunn sắp sửa ra về thì nhận được một
bản tin viễn ký như sau:
"Ở Hạ nghị viện, ông Douglas Gibson, dân biểu đảng Lao động thuộc
hạt Newton, đã đứng lên hỏi Tổng truởng Tư pháp có nghĩ đến việc thay đổi
quyết định trước đây về vụ án Mathry, nhân những tiến triển của tình hình
vừa qua không?
Trong câu trả lời, ông Tổng trưởng, Sir Walter Hamilton, đã yêu cầu
câu hỏi được trao cho ông dưới hình thức một văn bản."