hào về khả năng thẩm âm. Ta có thể nhận ra bất kỳ bài nào trong số hai
mươi bảy khúc luyện của Chopin chỉ sau vài nốt nhạc; ta biết tất cả các tác
phẩm của Mahler, từ Lieder eines fahrenden Gesellen cho đến Bản Giao
hưởng số 10 dang dở. Nhưng tiếng nhạc mà bọn ta nghe đêm đó thì ta chưa
bao giờ được nghe qua và từ đó đến nay cũng chưa bao giờ nghe lại. Những
nốt nhạc bị nghẹt lại bởi của sổ kính cùng khoảng cách xa và gió lùa bất
tận, nhưng sức mạnh của nó vẫn dội qua. Đó là âm nhạc của thời chiến
tranh.
Bọn ta đứng trên vỉa hè, dưới một cây cột đèn không có điện chăng kín
sương muối, tiếng súng lớn bắn về phía Nam, những đám mây mỏng phủ
mờ mặt trăng, lắng nghe đến nốt nhạc cuối cùng. Khi tiếng nhạc dứt, có
điều gì đó gờn gợn: màn biểu diễn quá xuất sắc không thể không được thừa
nhận, người nghệ sĩ quá tài năng không thể không được tán thưởng. Cả một
hồi lâu bọn ta đứng lặng, ngước nhìn lên những cửa sổ tối om. Cuối cùng,
khi cảm thấy đã thể hiện đủ sự tôn trọng để bước tiếp, bọn ta tiếp tục hành
trình.
“May mà không có ai chẻ chiếc piano của ông ta ra làm củi,” Kolya nói.
“Có là ai đi nữa thì cũng không ai đi chẻ cây piano của ông ta đâu. Có
khi chính là Shostakovich cũng nên. Có lẽ ông ấy sống ở quanh đây.”
Kolya trừng mắt nhìn ta và nhổ nước bọt xuống vỉa hè.
“Người ta sơ tán Shostakovich từ ba tháng trước rồi.”
“Không phải thế. Ông ấy xuất hiện trên tất cả các áp phích cơ mà, đội cái
mũ cứu hỏa ấy.”
“Phải rồi, vị anh hùng vĩ đại, chỉ có điều ông ta đang ở Kuybishev, huýt
sáo những giai điệu của Mahler mà ông ta đạo lại.”
“Shostakovich không hề đạo nhạc của Mahler.”
“Tôi cứ tưởng cậu sẽ đứng về phía Mahler cơ đấy,” Kolya vừa nói vừa
liếc nhìn ta với cái nhếch môi khoái trá - có nghĩa là, giờ thì ta biết, anh ta
sắp sửa nói điều gì đó chưởng tai. “Cậu không ưng dân Do Thái hơn dân
ngoại đạo sao?”