“Đi nào,” cô vừa nói vừa cầm tay ta, găng tay da chạm vào găng tay da.
“Bây giờ đây là nhà cậu. Nếu cậu cần ngủ ở đây một đêm, một tuần, đây là
chỗ ngủ của cậu. Mai cậu có thể giúp tôi mang ít nước ở sông Neva lên."
“Mai bọn anh có việc phải làm rồi,” Kolya nói, nhưng cô phớt lờ anh ta,
dẫn bọn ta vào trong phòng khách. Một đám sáu người ngồi thành nửa
vòng tròn quanh một bếp lò đốt củi. Nhìn họ như đám sinh viên đại học,
cánh đàn ông vẫn để nguyên kiểu tóc mai và ria mép cầu kỳ, những người
phụ nữ thì để tóc ngắn và khuyên tai kiểu Gypsy. Họ đắp chung mấy cái
chăn nặng trịch, nhấp trà, nhìn những người mới đến bọn ta mà không chào
hỏi gì. Ta hiểu cảm giác khó chịu của họ. Những người lạ nhẹ thì gây
chuyện bực mình còn nặng thì làm chết người - ngay cả khi họ không có ý
định xấu gì, bao giờ họ cũng cần ăn.
Sonya giới thiệu bọn ta với mọi người, nêu tên tất cả mọi người trong
vòng, nhưng không ai nói năng gì cho đến khi Kolya kết bạn bằng cách mở
thanh kẹo thư viện của anh ta ra và chuyển nó đi một vòng. Không thể nào
sung sướng gì mà gặm cái của đó, nhưng cũng còn có thứ để mà ăn, thứ để
mà cho máu tuần hoàn, và chẳng mấy chốc câu chuyện lại bắt đầu.
Bạn cô, hóa ra, đều là các bác sĩ và y tá, chứ không phải sinh viên đại
học. Họ vừa mới xong ca trực hai mươi tư tiếng đồng hồ, cưa chân cắt tay,
gắp đạn ra khỏi những khúc xương vở nát, cố gắng vá víu lại những người
lính què cụt mà không có sự giúp đỡ của thuốc mê hay máu dự trữ hoặc
điện. Họ thậm chí còn không có đủ nước nóng để khử trùng dao mổ cho tử
tế.
“Cậu Lev đây sống ở Kirov," Sonya vừa nói vừa chỉ vào ta bằng một cái
nghiêng đầu đây cảm thông. “Cái tòa nhà trên phố Voinova trúng bom tối
qua.”
Những lời rì rầm thông cảm cất lên, những cái gật đầu khẽ khàng để bày
tỏ sự chia buồn.
“Lúc bom nổ cậu có ở trong không?"
Ta lắc đầu. Ta liếc nhìn Kolya, anh ta đang dùng mẫu bút chì nguệch
ngoạc ghi chép vào cuốn sổ của mình, không đếm xỉa gì đến bọn ta. Ta liếc