phòng là tín, lâm nguy mà không sợ hãi là dũng, xử lí công việc mà không
lúng túng là mưu.
Làm vua không có ba điều quý thì mất quyền uy”.
Văn Vương nói: "Xin hỏi về ba điều quý ấy".
Thái Công đáp: "Đại nông, đại công, đại thương là ba điều quý. Nhà nông
canh tác trong làng thì lúa gạo đủ ăn. Người thợ hành nghề trong làng thì dụng
cụ đủ dùng. Thương gia buôn bán trong làng thì hàng hóa đủ tiêu dùng. Ba
điều quý này đặt yên ở mỗi nơi thì dân không lo nghĩ, không loạn trong làng,
không loạn trong họ, quan không giàu hơn vua, đô thị không to hơn nước.
Sáu điều giữ được lâu dài thì vua mạnh. Ba điều quý được vuông tròn thì
nước yên".
Thiên thứ bảy
THỦ THỔ
Văn Vương hỏi Thái Công: "Việc giữ đất đai như thế nào?".
Thái Công đáp: "Không xa người thân, không khinh người lành, an ủi kẻ
giúp việc cho mình, chế ngự lân bang ở bốn mặt.
Không mượn người nhiếp chính. Mượn người nhiếp chính sẽ mất quyền
hành. Không đào hang mà đắp gò. Không bỏ gốc mà chừa ngọn.
Mặt trời lên đỉnh đầu thì đất phải nắng, cầm đao phải cắt, cầm rìu phải chặt.
Đứng bóng mà không nắng thì trái thời. Cầm dao mà không cắt thì bỏ lỡ dịp
bén. Cầm rìu mà không chặt thì giặc sẽ đến nơi.
Nước chảy lâu ngày thì sẽ thành sông. Một đốm lửa nhỏ không dập ắt sẽ bốc
lên cao. Hai nhánh cây không phạt thì sau phải dùng đến búa to.
Nên làm vua phải lo việc giàu thịnh. Không giàu thì không có gì để làm việc
nhân. Không thịnh thì không lấy gì để kết tình thân thiện. Xa người thân thì
hại. Mất dân lành thì hỏng.
Không mượn nhân tài, vũ khí của người. Mượn nhân tài vũ khí của người thì
sẽ bị hại, không giữ tròn quyền cai trị của mình".
Văn Vương hỏi: "Thế nào là nhân nghĩa?".
Thái Công đáp: "Kính mến dân lành, kết hợp người thân. Kính mến dân lành
thì hòa thuận. Kết hợp người thân thì vui vẻ. Đấy là đầu mối của nhân nghĩa.