2/ Dân không lo trồng trọt, vui thú chơi bời, phạm điều luật cấm, không
nghe quan dạy, phương hại đến phong hóa của vua.
3/ Bề tôi cấu bè kết đảng, che lấp người hiền trí, ngăn trở sự sáng suốt của
chúa, phương hại đến quyền hành của vua.
4/ Kẻ sĩ có ý chống đối, nhờ tiết tháo thanh cao mà có uy thế, ngoài thì kết
giao với chư hầu, không tôn trọng chúa, phương hại đến uy danh của vua.
5/ Bề tôi khinh rẻ tước ngôi, làm điều xấu xa gây khó khăn cho thượng cấp,
phương hại đến công lao của bậc công thần.
6/ Những tông phái mạnh chiếm đoạt quyền hành, áp bức người nghèo yếu,
phương hại đến nghề nghiệp của dân.
Bảy điều hại là :
1/ Những kẻ không trí lược quyền mưu mà được trọng thưởng tước cao nên
hùng hổ coi thường, cậy vào sự rủi may. Vua phải cẩn thận, không nên cho làm
tướng.
2/ Những kẻ có tiếng mà không có tài, ra vào dị nghị, phô bày điều xấu, che
giấu việc hay, khéo lui khéo tiến. Vua phải cẩn thận, không nên bàn mưu.
3/ Những kẻ hình dáng ra vẻ chất phác, ăn mặc giản dị, đối đáp như không
cầu danh, nói năng có vẻ không cầu lợi, là người giả dối. Vua phải cẩn thận,
không nên gần gũi.
4/ Những kẻ đai mũ khác người, mặc đồ kì dị, hay nghe biện bác, bàn luận
cao xa, ở nơi vắng vẻ, cho mình là tốt, che bai thế tục, là người gian giảo. Vua
phải cẩn thận, không nên sủng ái.
5/ Những kẻ dèm pha, nịnh nọt để cầu quan tước, tham lam vô độ, coi
thưởng cái chết, thấy lợi thì làm, không nghĩ đại sự, đặt điều hư thực, nói trước
mặt vua. Vua phải cẩn thận, không nên tin dùng.
6/ Những kẻ hành nghề chạm trổ đồ gang sắt, tuy khéo léo đẹp đẽ nhưng có
hại cho việc nhà nông. Vua phải cấm đoán.
7/ Những kẻ có thuật dị kì giả dối, đồng bóng tà đạo, nói điều không tốt, mê
hoặc dân lành. Vua phải ngăn cấm.
Cho nên, dân không cố gắng thì không phải là dân của ta. Kẻ sĩ không thành
tín thì không phải là kẻ sĩ của ta. Quan không trung trực thì không phải là quan
của ta. Tướng quốc mà không biết làm cho nước giàu quân mạnh, điều hòa âm