Thái Công đáp: "Thưởng quý ở chữ tín, phạt quý ở chữ đúng. Thưởng cho
đúng công, phạt cho đúng tội, để cho mọi người nghe thấy, thì những người
không nghe thấy không khỏi không khâm phục”.
Lòng thành còn thấu đến trời đất, thông đến thần linh, huống hồ là đối với
con người".
Thiên thứ mười hai
BINH ĐẠO
Võ Vương hỏi Thái Công: “Đạo dùng binh như thế nào?".
Thái Công đáp: "Phàm đạo dùng binh, không gì hơn một. Nắm vững được
một, thì có thể từ đó tung hoành.
Một lấy đạo làm gốc, lấy thân biến hóa làm ngọn, tùy thời cơ mà sử dụng,
tùy thời thế mà thể hiện, do vua mà hình thành. Nên bậc thánh vương gọi việc
binh là việc hệ trọng bất đắc dĩ mới dùng đến.
Nay vua Thương (Chỉ Trụ Vương: Vua cuối cùng của nhà Thương, bị Vũ
Vương diệt) chỉ biết còn mà không biết mất, chỉ biết vui mà không biết họa,
còn hay không còn ở chỗ biết lo mất. Vui hay không vui ở chỗ biết lo hoạ. Nay
vua đã lo đến tận nguồn hà tất phải lo đến lòng nước chảy" .
Võ Vương hỏi: "Hai quân gặp nhau, đối phương không thể đến, bên ta
không thể đi, đôi bên canh phòng chặt chẽ, không ai dám ra quân trước. Ta
muốn đột kích nhưng không nắm được lợi thế thì phải làm thế nào?"
Thái Công đáp: "Ngoài loạn mà trong chỉnh, giả đói mà thật no, trong rõ mà
ngoài dốt. Lúc hợp lúc rời, khi thu khi tan. Mưu kế kín đáo, quân cơ bí mật.
Đắp cao thành luỹ, ba quân yên lặng như tờ, địch không biết ta phòng bị ra sao.
Muốn đánh phía Đông thì vào phía Tây”.
Võ Vương hỏi: "Địch biết tình hình ta, thông hiểu mưu của ta thì làm thế
nào?".
Thái Công đáp: "Thuật dùng binh thắng địch là bí mật theo dõi quân cơ của
địch, nhanh nhẹn nắm lấy lợi thế rồi bất ngờ tấn công mau lẹ".