THẬP NHỊ BINH THƯ - Trang 170

Ngô Tử nói rằng: Khi binh ở chiến trường , đừng vào đất chết , hễ liều chết

thì được sống , cầu sống thì phải chết; người tướng giỏi cầm binh cũng giống
như ngồi trong thuyền thủng đáy bị nước rỉ vào , hoặc đang nằm ấm trong nhà
mà chạy , việc xảy ra thật là cấp bách khiến cho người có trí cũng không kịp
mưu tính được gì , kẻ dũng cảm cũnng không kịp nổi giận , phải như thế mới
có thể ứng địch được . Cho nên có nói rằng: Trong các điều hại của sự dùng
binh , sự do dự là nguy hiểm nhất; tai họa của ba quân sinh ra do sư hồ nghi .

Ngô Tử nói rằng: Người ta thường chết ở chỗ mà mình bất lụy , thường thất

bại ở chỗ bất tiện cho mình . Cho nên trong phép dùng binh , sự răn dạy phải
đứng đầu .

- Một người học đánh , dạy lại thành mười người biết đánh;
- Mười người học đánh , dạy lại thành trăm người biết đánh;
- Trăm người học đánh , dạy lại thành ngàn người biết đánh;
- Ngàn người học đánh , dạy lại thành muôn người biết đánh;
- Muôn người học đánh , dạy lại thành ba quân biết đánh;
Lấy ta ở gần chờ đánh địch từ xa tới;
Lấy ta nhàn chờ đánh địch mệt;
Lấy ta no chờ đánh địch đói;
Binh ta đang bày viên trận , ta buộc đổi thầnh phương trận;
Binh ta đang ngồi , ta buộc đứng dậy đi;
Binh ta đang đi , ta buộc đứng lại;
Binh ta đang đi qua trái , ta buộc đi qua phải;
Binh ta đang quay qua trước , ta buộc đi quay ra sau;
Binh ta đang phân tán , ta buộc tụ hợp lại;
Binh ta đang kết hợp , ta buộc giải tán .
Mỗi việc biến dịch ấy đều phải tập tành cho quen thuộc rồi mới sử dụng

binh ấy được , đó là phận sự của tướng súy .

Ngô Tử nói rằng: Theo phép dạy đánh thì:
Người thấp cầm giáo kích;
Người cao cầm cung nỏ;
Người mạnh cầm cờ xí;
Người dạn cầm chiêng trống;
Người yếu làm việc vặt vãnh và nấu ăn;

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.