Cho nên Kinh Thư nói rằng: Sự xem xét của Trời là sự xem xét của dân nơi
ta, sự nghe ngóng của Trời là sự nghe ngóng của dân nơi ta; đó gọi là xem xét
và nghe ngóng.
_____________________________
Vì muốn tôn trọng ý tứ của người xưa muốn phân biệt thị với kiến, thính với
văn nên dịch giả phải dich: xem xét; kiến: thấy được; thính: nghe ngóng; văn:
nghe được.
Sách Luận Ngữ, thiên Tử Hán có nói: “Tử tuyệt tứ: vô ý, vô tất, vô cố, vô
ngã” nghĩa là Đức Khổng Tử không hề có bốn điều lỗi: không có ý riêng,
không có thành kiến, không cố chấp, không có tính riêng.
Tâm làm chủ đời sống.
Cung, thương là hai trong năm âm: cung, thương, giác, chủy, vu.
THỨ TƯ: THU NẠP LỜI KHUYÊN
Phép nghe lời khuyên là phép can gián để lựa chọn những mưu kế của kẻ
dưới.
Cho nên vua có tôi khuyên can, gặp việc bất nghĩa ắt là can ngăn, chiều theo
việc tốt đẹp, cứu với khỏi việc hung xấu. Việc hung xấu chẳng nên chiều theo,
việc tốt đẹp chẳng nên chống đối. Nước nào mà chiều theo việc hung xấu,
chống đối việc tốt đẹp, ắt phải gặp nguy biến.
Bậc vua trong loài người chống đối sự khuyên can ắt là tôi trung không dám
dâng mưu kế, còn quan lại gian tà thì chuyên quyền nắm giữ tất cả giềng mối
chính trị, đó là điều nguy hại của nước.
Cho nên ở nước có đạo thì nói mạnh, làm mạnh
(1)
, ở nước vô đạo thì làm
mạnh, nói yếu (nói lời khiêm tốn), trên chẳng có chỗ nào được nghe, dưới
chẳng có chỗ nào được nói
(2)
.
Cho nên Khỏng Tử không hề xấu hổ khi học hỏi kẻ dưới, Chu Công không
hề xấu hổ khi hạ mình làm việc nhỏ nhặt nên làm việc thành công, nêu cao
danh tiếng, được đời sau xem là bậc thánh nhân. Đó là nhà hở ở dưới, kín ở
trên. Nếu trên mà dột không kín thì dưới không thể ở được.