THẬP NHỊ BINH THƯ - Trang 246

người trung nghĩa bị hãm hại. Đó là do nghịch khí của Trời, nạn tai ách bạo
ngược, và họa ương rối loạn.

Chỉ có bậc vua sáng suốt xử án, kết tội, tìm hỏi tình tiết, nếu không hư dối,

không giấu giếm, không cong vạy, không che đậy, xem sự qua lại, xét sự tới
lui, nghe tiếng đồn đại, xem cách trông nhìn, vẻ mặt sợ hãi, tiếng kêu thảm
thương, sự đến mau đi chậm, quay về thở than: đó là kẻ bị kết tội oan uổng
không được tháo gỡ.

Còn kẻ cúi mặt nhìn trộm, thấy mà sợ, lui về, hơi thở hổn hển, chẳng dám

nghe ngóng, trầm ngâm tính kế trong bụng, nói năng trái phép, đến chậm đi
mau, không dám quay nhìn: Đó là tội nhân muốn lẩn tránh.

Khổng Tử nói rằng: Coi thử để làm gì, xem thử do đâu mà ra, xét thử an vui

ở chỗ nào, người ta có thể giấu giếm được sao? Người ta có thể giấu giếm
được sao?

_________________________
Nếu ý hai người giống nhau thì tin được.

THỨ SÁU: TRỊ NGƯỜI

Phép trị người là phong hóa của đạo, nhờ sự bày tỏ ra ngoài mà thi hành

được.

Cho nên Kinh sách nói rằng: Bày tỏ đức và nghĩa thì dân hưng thịnh và

hành thiện; bày tỏ sự thương ghét ra thì dân biết điều cấm đoán.

Ánh sáng của mặt trời, mặt trăng được dân chúng ngẩng mặt lên xem, đó là

trường hợp của vua Nghiêu Thuấn được các giống rợ ở chốn xa xôi đến cống
hiến.

Đối với các vua Kiệt Trụ, thì thuộc hạ bội phản, không phải là do Trời làm

cho lòng người thay đổi, mà là do người trên khiến sinh ra như vậy.

Cho nên trị người còn giống như trồng lúa, trước hết phải nhổ cỏ.
Phép chính trị của bậc vua sáng suốt cốt là hiểu biết điều lo âu của người,

hiểu biết các chức lại nhỏ hầu hạ tay chân, hiểu bết các chức quan lớn của
nước nhỏ.

Cho nên có nói: Kẻ tay chân hầu hạ khắc hại dân chúng không chừa nơi nào,

chẳng biết tới đâu là cùng cực. Khắc hại miếng ăn (lợi lộc) của nhân dân, mà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.